Thứ Ba, 16/07/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Công tác chuyển đổi số của tỉnh Ninh Bình đạt nhiều kết quả ấn tượng

Thứ ba, 18/06/2024
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Đến nay, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã triển khai và duy trì hoạt động ổn định, hiệu quả cho 172 cơ quan, đơn vị trên địa bàn; cập nhật đầy đủ danh mục, công khai quy trình giải quyết TTHC của tỉnh trên Hệ thống; đã đáp ứng chuẩn giao thức dải địa chỉ IPv6, an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3; đã đồng bộ, kết nối và đồng bộ trạng thái hồ sơ TTHC lên Cổng dịch vụ công quốc gia… Để có được kết quả đó, bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, sự phối hợp, vào cuộc tích cực của các ngành, địa phương, có sự đóng góp quan trọng của Sở Thông tin và Truyền thông trong xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục hành chính tại trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình

6 tháng đầu năm, Sở đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 07/02/2024 của UBND tỉnh về kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Ninh Bình năm 2024. Tham mưu trình các cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành Đề án số 06/ĐA-UBND ngày 03/4/2024 về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024-2025 và các văn bản triển khai thực hiện Đề án.

Đến nay, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã triển khai và duy trì hoạt động ổn định, hiệu quả cho 172 cơ quan, đơn vị trên địa bàn; cập nhật đầy đủ danh mục, công khai quy trình giải quyết TTHC của tỉnh trên Hệ thống; Đã đáp ứng chuẩn giao thức dải địa chỉ IPv6, an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3; đã đồng bộ, kết nối và đồng bộ trạng thái hồ sơ TTHC lên Cổng dịch vụ công quốc gia; kết nối với 21 cơ sở dữ liệu, phần mềm chuyên ngành của các Bộ, ngành; kết nối, đồng bộ trạng thái hồ sơ TTHC lên Cổng DVCQG.

Tính đến hết ngày 30/5/2024, tổng số Dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh: 1.862 Dịch vụ. Trong đó: dịch vụ công một phần là 445 dịch vụ, dịch vụ công toàn trình là 1.151 dịch vụ; Từ 15/01/2024 đến 30/5/2024 Tổng số hồ sơ tiếp nhận là: 179.914 hồ sơ, trong đó hồ sơ tiếp nhận trực tuyến là 115.256 hồ sơ (đạt 66,3%). Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 100%. Tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt từ 85% trở lên; 75% số hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng; 100% thôn/bản phủ sóng băng rộng di động. 100% doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng hóa đơn điện tử. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt từ 50% trở lên; Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt từ 7% trở lên. 90% người dân trên địa bàn tỉnh có hồ sơ sức khỏe điện tử, được sử dụng trong hoạt động khám chữa bệnh và theo dõi sức khỏe; Tỷ trọng thanh toán học phí, viện phí không dùng tiền mặt đạt từ 50% trở lên…

Để triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình tiếp tục bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ về phát triển chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo ATTT mạng của địa phương. Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao tại các Kế hoạch chuyển đổi số. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành, dữ liệu mở thuộc phạm vi quản lý; tiếp tục thực hiện công tác số hoá bản kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực; số hóa hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; số hóa, tạo lập, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu chuyên ngành cho các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Đẩy mạnh khai thác, ứng dụng các Hệ thống thông tin dùng chung quy mô cấp tỉnh và các ứng dụng chuyên ngành để tạo sự thay đổi căn bản, toàn diện phương thức, cách thức trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, thực thi công vụ. Phát huy vai trò tổ công nghệ số cộng đồng, đẩy mạnh triển khai các ứng dụng, nền tảng số tới cán bộ, công chức, viên chức và người dân để hình thành các công chức số, công dân số. Tăng cường triển khai các giải pháp phòng, chống mã độc tập trung, kết nối chia sẻ thông tin với hệ thống tập trung của Bộ Thông tin và Truyền thông; tổ chức triển khai đầy đủ các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng theo quy định; chú trọng tổ chức diễn tập tình huống nhằm nâng cao năng lực ứng cứu, xử lý sự cố cho đội ngũ phụ trách ATTT tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Thu Thảo

Bài viết khác
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?