Thứ Ba, 16/07/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình có nhiều đóng góp quan trọng trong triển khai thực hiện Đề án 06

Thứ sáu, 14/06/2024
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Việc triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, các nhiệm vụ đều được thực hiện đảm bảo tiến độ. Đó là một trong những kết quả được ghi nhận tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC), Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, Tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 tỉnh Ninh Bình do đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực 2 Ban chỉ đạo chủ trì diễn ra chiều 14/6.

Đến nay, tỉnh Ninh Bình đã tiếp nhận, giải quyết trên 15.200 hồ sơ 02 dịch vụ công liên thông. Trong đó, liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi là trên 11.900 hồ sơ; liên thông đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng là 3.292 hồ sơ. Kết quả triển khai 14 dịch vụ công của các sở, ban, ngành đã giải quyết trên 43 nghìn trong tổng số hơn 53.400 hồ sơ, đạt tỷ lệ 80.05%.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Thu Thảo

Đóng góp vào kết quả chung đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã xây dựng tài liệu hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ, kỹ thuật để triển khai thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực của các cơ quan, đơn vị đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và hoàn thành đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông luôn quan tâm chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan báo chí, phòng Văn hóa thông tin, trung tâm văn hóa thể thao và truyền thanh các huyện, thành phố tập trung triển khai công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, góp phần giúp cán bộ, công chức, viên chức và người dân nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Đề án 06. Thường xuyên đăng tải các tin, bài, video clip tuyên truyền về Đề án 06 trên Trang thông tin điện tử tổng hợp của Sở. Hàng ngày, thực hiện điểm tin trên báo chí, chú trọng các nội dung, các vấn đề liên quan tới việc thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh.

Tích cực vận động, hướng dẫn tổ chức, công dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần, định danh điện tử, ứng dụng VneID. Số công dân có tài khoản định danh điện tử tăng nhanh, 100% cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã trao đổi, thảo luận nhằm tìm những giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06.

Trong 6 tháng cuối năm 2024, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tống Quang Thìn đề nghị cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, qua đó tạo chuyển biến tích cực trong mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương.Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo các chương trình, kế hoạch, đề án đã được ban hành. Đồng thời tập trung rà soát đánh giá, cấu trúc lại quy trình đối với các dịch vụ công trực tuyến đang được cung cấp trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, đảm bảo nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm, ưu tiên tích hợp các nhóm dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao; bảo đảm các điều kiện cần thiết để hoàn thành kết nối chia sẻ thông suốt dữ liệu quốc gia về dân cư, thủ tục hành chính, bảo hiểm y tế và cơ sở dữ liệu chuyển đổi ngành để ngày 1/7/2024 chuyển đổi sang sử dụng ứng dụng VNeID. Chú trọng công tác đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ cũng như các nguồn lực nhằm triển khai thực hiện thành công Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Thu Thảo

Bài viết khác
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?