
Chiều ngày 12/11, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio và phu nhân cùng đại diện một số tổ chức của Nhật Bản và cán bộ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã đến tham quan Khu du lịch sinh thái Tràng An.
Vào đầu tháng 10 vừa qua, nhóm 4 em học sinh của Trường THCS Lê Hồng Phong (thành phố Ninh Bình) đã xuất sắc giành giải nhất trong Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Ninh Bình lần thứ XIII với giải pháp thiết kế website cung cấp các thông tin, dịch vụ du lịch: https://ninhbinhtouristcenter.com.
Ngày 10/11, Sở Du lịch tổ chức hội nghị triển khai hệ thống thông tin số Du lịch Ninh Bình để cập nhật thông tin và đưa vào vận hành hệ thống du lịch thông minh Ninh Bình cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở Du lịch, cán bộ phòng Văn hóa, thể thao, du lịch các huyện, thành phố và đại diện các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tại địa phương.
Ninh Bình - với địa hình đa dạng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và những câu chuyện văn hóa lịch sử độc đáo. Đây được coi là tiềm năng, lợi thế để khai thác, phát triển loại hình du lịch thể thao - xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch.
Vườn nho Hạ đen tại xã Ninh Giang (Hoa Lư) những ngày gần đây đang trở thành điểm check in hấp dẫn thu hút du khách gần xa.
Sáng ngày 04/11, Sở Du lịch phối hợp với Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Dự hội nghị có hơn 100 đại biểu là lãnh đạo, công chức, viên chức thuộc Sở Du lịch, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố; Hiệp hội Du lịch tỉnh; đại diện các khu, điểm du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.
Sáng ngày 3/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh tổ chức hội thảo thực trạng và giải pháp phát triển du lịch. Đây là nội dung thuộc đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp và du lịch tỉnh Ninh Bình".
Tham dự hội thảo có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ban Dân vận Tỉnh ủy, đại diện một số sở, ban ngành, trường Đại học Hoa Lư, Hiệp hội Du lịch tỉnh, các huyện, thành phố và các nhà khoa học, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch.
Ngày 31/10, tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, Sở Du lịch khai giảng lớp bồi dưỡng du lịch cộng đồng, văn minh du lịch và xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Bình.
Sáng ngày 26/10, tại Khách sạn Legend Hiệp hội Du lịch Ninh Bình đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2022-2027, với tinh thần "Kết nối, đồng hành, phát triển".
Tới dự và chúc mừng Đại hội có đồng chí Trần Song Tùng, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam.
Ngành dịch vụ du lịch đã có sự phục hồi tích cực khi các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội đã trở lại trạng thái bình thường, nhu cầu vui chơi và du lịch của người dân tăng cao. Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình trong 10 tháng đầu năm đã tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Sáng ngày 24/10, tại Khách sạn Emeralda (xã Gia Vân, huyện Gia Viễn), Sở Du lịch vừa tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân cho hơn 50 học viên đến từ một số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh.
Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 7 năm 2022. Đây là loại hình kinh tế đặc thù, là hoạt động kinh doanh dịch vụ diễn ra từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau với các loại dịch vụ như: ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, mua sắm hay xây dựng các tour du lịch về đêm...Ninh Bình cũng là một trong những tỉnh đang thúc đẩy kinh tế du lịch ban đêm thông qua khai thác các giá trị văn hóa, qua đó thu hút du khách, tăng doanh thu du lịch.
Ngày 21/10, Đoàn công tác của thành phố Cần Thơ đã có buổi khảo sát, kết nối sản phẩm tại một số khu, điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình.
Sau 35 năm kể từ ngày Việt Nam chính thức phê chuẩn tham gia Công ước, đến nay trong nỗ lực chung của cả nước, Ninh Bình đã luôn thể hiện được trách nhiệm và uy tín của mình trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An, nhất là việc cân bằng giữa sinh kế của người dân với công tác bảo tồn.
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các cơ sở lưu trú, kinh doanh dịch vụ du lịch, tại khách sạn Vedana Cúc Phương, Sở Du lịch Ninh Bình đã tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ buồng cho gần 50 học viên.
Kinh đô Hoa Lư có vị trí đặc biệt trong suốt quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Trải qua hơn nghìn năm, nơi đây đã trở thành một vùng văn hóa đặc sắc, với những dấu tích, hiện vật quý báu. Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Hoa Lư, những năm qua, Ninh Bình đã có nhiều hoạt động khảo cổ để đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giáo dục lịch sử vùng đất Cố đô.
Với mong muốn sẽ mang lại một sản phẩm du lịch sinh thái bền vững gắn với phát triển nông nghiệp điển hình của Ninh Bình, Khu du lịch sinh thái Thung Nham đang từng bước kiến tạo sản phẩm du lịch đặc trưng này.
Trong 2 ngày 7&8/10, Ban chấp hành Hiệp hội du lịch Ninh Bình cùng các đơn vị lữ hành, cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng đã có chuyến đi khảo sát, trải nghiệm một số sản phẩm du lịch tại tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Nam Định.
Phát huy lợi thế nằm cạnh Vườn quốc gia Cúc Phương, cảnh sắc tự nhiên tươi đẹp, một số bạn trẻ ở xã vùng cao của Cúc Phương, huyện Nho Quan đã lựa chọn con đường lập thân, lập nghiệp bằng cách xây dựng mô hình du lịch sinh thái và bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế tại địa phương.
Sáng ngày 6/10, Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Saiki, Nhật Bản đã tới tham quan, khảo sát thực tế về công tác bảo tồn di sản và phát triển du lịch tại Tràng An. Cùng đi có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở Du lịch.
Sáng ngày 5/10, tại Khách sạn Hoàng Sơn Peace, Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch (Sở Du lịch) tổ chức lớp bồi dưỡng marketing online, xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch.
Thông qua việc tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp để chung tay cùng tạo những sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và quảng bá hình ảnh ngày càng rộng rãi, Ninh Bình đang tiếp tục có những bước đi hiệu quả trong chiến dịch thực hiện kích cầu du lịch. Qua đó, thu hút ngày càng đông đảo du khách đến tham quan, nghĩ dưỡng.
Với các chính sách phục hồi du lịch sau đại dịch Covid-19, đến hết tháng 9/2022, Ninh Bình ước đón gần 2,78 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt hơn 1.952 tỷ đồng, tăng gấp 3,26 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch khai thác nguồn tài nguyên sẵn có với sự tham gia của cộng đồng dân cư-những người trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Để du lịch cộng đồng phát triển bền vững, người dân xã Gia Vân (huyện Gia Viễn) đã và đang phát huy rất tốt vai trò chủ thể, thu hút khách bằng chính lòng hiếu khách và những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương mình.
Thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; thời gian qua, Sở Du lịch phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai hiệu quả công tác thông tin, xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ khách du lịch; qua đó lượng khách đến Ninh Bình ngày càng tăng, hoạt động du lịch có sự khởi sắc mạnh mẽ.
Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư là những chủ thể chính đã được xác định trong công tác quản lý ở Quần thể Danh thắng Tràng An. Trong đó, cộng đồng dân cư có vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như "hạt nhân", góp phần tạo nên thành công trong công tác bảo tồn di sản ở Tràng An những năm qua.
Du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid -19, nhiều lao động làm việc trong lĩnh vực này đã bị thất nghiệp hoặc chuyển sang công việc khác. Trong bối cảnh hoạt động du lịch đang phục hồi mạnh mẽ hiện nay, ngành Du lịch Ninh Bình sớm triển khai nhiều giải pháp đảm bảo nguồn lao động, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Sự kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hoạt động du lịch đã mang đến những hiệu ứng to lớn, được ví như "một mũi tên trúng nhiều đích". Bởi hoạt động này không chỉ góp phần giới thiệu, bảo tồn và lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, mà còn làm đa dạng các sản phẩm, níu chân du khách lưu trú lại với vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Hai du khách nước ngoài mang quốc tịch Ấn Độ đến tham quan tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) đã đánh rơi ví và được Công an xã Ninh Hải tìm thấy và làm thủ tục trao trả.
Ngày 17/9 đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Trần Song Tùng, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát điểm đến du lịch tại hai tỉnh Kiên Giang và An Giang. Buổi khảo sát nằm trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến điểm đến du lịch liên vùng với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 15/9 Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Trần Song Tùng, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát các điểm đến du lịch của hai tỉnh Đồng Tháp và Kiên Giang. Buổi khảo sát là hoạt động nằm trong chương trình xúc tiến điểm đến du lịch liên vùng với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Đoàn công tác của tỉnh Ninh Bình do đồng chí Trần Song Tùng, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát các sản phẩm đặc trưng của Cần Thơ. Buổi khảo sát nằm trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến điểm đến du lịch liên vùng với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng ngày 13/9, tại thành phố Cần Thơ, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình phối hợp với Sở Du lịch các tỉnh: Quảng Ninh, Bình Định; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ tổ chức hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch liên vùng giữa Quảng Ninh - Ninh Bình - Bình Định với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Ninh Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch, đặc biệt từ khi Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Tràng An ra thông báo tạm dừng bán vé tham quan Khu Du lịch sinh thái Tràng An từ 8h ngày 9/9/2022 để đảm bảo an toàn cho du khách trước diễn biến phức tạp của thời tiết.
Tối ngày 7/9, trong khuôn khổ lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới (khu vực châu Á và châu Đại Dương của World Travel Awards 2022) tại thành phố Hồ Chí Minh, danh hiệu "Vườn quốc gia hàng đầu châu Á" tiếp tục được trao cho Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình). Đây là năm thứ 4 liên tiếp Vườn quốc gia Cúc Phương được nhận danh hiệu này.
Ngày 06/9/2022, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Bái Đính, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới diễn ra tại Ninh Bình với chủ đề “50 năm tới: Di sản thế giới - nguồn lực cho tự cường, tính nhân văn và đổi mới sáng tạo”. Lễ kỷ niệm đã thành công tốt đẹp để lại nhiều dấu ấn đặc biệt: thể hiện vai trò, đóng góp và trách nhiệm của Việt Nam nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng với cộng đồng quốc tế. Đồng thời cũng giúp quảng bá rộng rãi những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo tồn, phát huy di sản thế giới.
Nhân dịp về dự Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tổ chức tại tỉnh Ninh Bình, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã tới thăm quan Khu du lịch sinh thái Tràng An và trải nghiệm không gian phố cổ Hoa Lư về đêm.
Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2014 và là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của nước ta và khu vực Đông - Nam Á. Việc vinh danh ấy đã giúp nâng cao hình ảnh, thương hiệu du lịch Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung, góp phần xây dựng tỉnh trở thành trung tâm du lịch lớn của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và cả nước.
Quần thể danh thắng Tràng An là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á được UNESCO ghi danh. Chính vì thế đã trở thành động lực cho du lịch Ninh Bình phát triển, mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng... Việc phát triển du lịch trong vùng di sản đã khiến người dân phải thay đổi chiến lược sinh kế theo hướng phụ thuộc hơn vào ngành dịch vụ và tài nguyên du lịch.
Với việc liên tục đổi mới, đa dạng hóa các sản phẩm để phù hợp với xu hướng, thị hiếu, nhu cầu của du khách nên gần đây du lịch Ninh Bình đã bứt phá, trở thành một trong những điểm đến hàng đầu trên bản đồ du lịch Việt Nam. Thêm vào đó, dịp nghỉ lễ 2/9 này là kỳ nghỉ dài, không khí tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh càng trở nên sôi động.
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày lại là kỳ nghỉ cuối cùng trong năm nên ngành Du lịch Ninh Bình tranh thủ cơ hội để "hút" khách nội địa và sẵn sàng đón khách quốc tế. Để phục vụ nhu cầu của du khách một cách tốt nhất, ngành Du lịch đã "kích hoạt" các điều kiện, trong đó yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu.
Sáng ngày 29/8, Sở Du lịch Ninh Bình tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở lưu trú du lịch với sự tham gia của trên 40 học viên là các cán bộ, nhân viên, người lao động đang làm việc tại các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh.
Một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 là phát triển du lịch nông thôn. Trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới.
Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa tại các bến thuyền du lịch, nhất là trong dịp nghỉ lễ 2/9, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã tăng cường triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, góp phần đảm bảo cho du khách có những chuyến tham quan vui vẻ, an toàn.
Sáng ngày 24/8, tại xã Ninh Hải, UBND huyện Hoa Lư tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm triển khai xây dựng Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động trở thành điểm sáng về văn minh, văn hóa và an toàn.
Sáng ngày 22/8/2022, đồng chí Trần Song Tùng, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp có mặt tại hiện trường thi công Dự án Khu Trung tâm liên hợp du lịch và thể thao sân golf 54 lỗ hồ Yên Thắng để chỉ đạo thành phố Tam Điệp, huyện Yên Mô và các lực lượng chức năng tổ chức bảo vệ thi công đảm bảo tiến độ đề ra.
Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình nổi lên như một "điểm sáng" được nhiều bạn trẻ lựa chọn và yêu thích. Trong số đó phải kể đến là thế hệ gen Z. Sự "nhập cuộc" mạnh mẽ của thế hệ gen Z báo hiệu đã đến lúc du lịch Ninh Bình cần quan tâm hơn nữa và nắm bắt cơ hội mà tệp khách hàng tiềm năng này mang lại.
Dự án Khu Trung tâm Liên hợp du lịch và thể thao sân golf 54 lỗ hồ Yên Thắng được xác định là Dự án trọng tâm, phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh về thu hút đầu tư du lịch. Với vai trò quan trọng đó, huyện Yên Mô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhất là công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thi công.
Sáng ngày 16/8, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có buổi làm việc với UBND tỉnh Ninh Bình để tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước 1972) tại Ninh Bình.
Chiều 12/8, Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã đi thăm quan Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính.
Ngày 12/8, tại Khách sạn Hoàng Sơn, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Viện Bảo tồn di tích tổ chức hội thảo khoa học "Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Hoa Lư".
Nếu tháng 5 là "Mùa vàng Tam Cốc", thì thời điểm đầu thu này, Tam Cốc lại mang vẻ đẹp mới lạ của cánh đồng lúa. Dẫu không khoác lên mình tấm áo vàng óng, rực rỡ như những ngày lúa chín tháng 5, nhưng trong tiết trời thu dịu dàng, thảm lúa tái sinh ở cánh đồng Tam Cốc vẫn tạo được nét thu hút rất riêng đối với du khách gần xa.
Tối ngày 11/8 Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Cúc Phương và Tập đoàn quản lý khách sạn Wyndham Hotels & Resort đã tổ chức lễ ký kết, hợp tác toàn diện dự án Vedana Resort Ninh Bình với sự chứng kiến của lãnh đạo Sở Du lịch, lãnh đạo huyện Nho Quan và đông đảo nhà đầu tư, du khách tại khu nghỉ dưỡng Vedana Resort. Lễ ký kết nhằm mục đích nâng cao năng lực quản lý, vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế.
Sáng 9/8, Sở Du lịch tổ chức hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định các chính sách phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2030. Đồng chí Trần Song Tùng, UVBTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham dự và chỉ đạo hội nghị.
Sau 2 năm phải tạm gác mái chèo vì đại dịch Covid-19, giờ đây, những người lái đò tại các khu du lịch ở Ninh Bình đã trở lại công việc thường ngày, đưa du khách khám phá, thưởng ngoạn vẻ đẹp quê hương.
Trong 7 tháng đầu năm lượng khách đến Ninh Bình bắt đầu tăng nhanh trở lại. Đây là tín hiệu tích cực với ngành du lịch, không chỉ khôi phục đà tăng trưởng bền vững mà còn khẳng định vị thế của một điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn hàng đầu Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Huyện ủy về công tác An ninh trật tự, ngày 04/8/2022, UBND huyện Hoa Lư đã ban hành Kế hoạch số 119/KH-UBND tiếp tục xây dựng khu du lịch Tam Cốc – Bích Động trở thành điểm sáng về văn minh, văn hoá và an toàn.
Đảo Đầu Lâu từng là địa điểm ghi hình của bộ phim Kong. Cũng nhờ đó mà Ninh Bình được vinh danh trong top 12 điểm du lịch ở châu Á.
Những ngày nghỉ cuối tuần, các điểm đến như: Tràng An, Bái Đính, Cố đô Hoa Lư… tiếp tục ghi nhận sự sôi động của lượng khách du lịch quay trở lại. Điều này cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch Ninh Bình sau hơn 2 năm trầm lắng vì đại dịch Covid-19.
Bảo tàng Cúc Phương nằm trong khuôn viên Vườn Quốc gia Cúc Phương. Nơi đây đang lưu giữ bộ sưu tập mẫu vật sinh học và hiện vật đứng đầu trong hệ thống các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam. Tới Bảo tàng, bạn sẽ biết thêm rất nhiều điều thú vị về giá trị đa dạng sinh học và văn hóa gắn với cánh rừng nguyên sinh thuộc vào hàng cổ xưa nhất này, nơi đây được coi như một "Khu rừng nguyên sinh" thu nhỏ.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc mở cửa đón khách du lịch trở lại, với nhiều giải pháp kích cầu du lịch, ngay từ đầu năm 2022 ngành Du lịch Ninh Bình đã trên đà phục hồi tốt, lượng du khách đến Ninh Bình và doanh thu từ du lịch tăng. Du lịch Ninh Bình đã trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam, nằm trong nhóm 15 điểm đến hàng đầu, 10 tỉnh có lượng khách đến cao nhất cả nước, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo động lực lan tỏa thúc đẩy nhiều ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển.
Sáng 16/7 tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Cụm thi đua các Sở Du lịch khu vực phía Bắc đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
Nhằm đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, hỗ trợ du khách, giới thiệu các sản phẩm, tour, tuyến, dịch vụ du lịch khi bước vào giai đoạn phục hồi mới, Trung tâm Thông tin, Xúc tiến du lịch vừa phối hợp với Hiệp hội Du lịch Ninh Bình tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
Ngày 07/7/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 801/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, về quan điểm, việc bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, tạo việc làm và nâng cao chất lượng đời sống của người dân; bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, không gian làng nghề; đẩy nhanh công tác công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới.
Ngày 5/7, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia Cúc Phương tổ chức hội thảo báo cáo kết quả và bàn giao dự án xây dựng mô hình 3D số hóa công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, phát triển du lịch bền vững, có sự tham gia của cộng đồng cho Ban quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương.
Ninh Bình được biết đến là vùng đất địa linh, nhân kiệt có truyền thống, lịch sử văn hóa lâu đời. Không chỉ được tạo hóa ưu ái, ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, độc đáo và hấp dẫn, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc với các lễ hội dân gian, nghề thủ công và nghệ thuật truyền thống độc đáo, ẩm thực phong phú, Ninh Bình còn sở hữu nhiều di sản văn hóa vật thể, với 1.821 di tích, trong đó có 298 di tích cấp tỉnh, 81 di tích cấp quốc gia (trong đó có 03 di tích cấp quốc gia đặc biệt) và 01 di sản hỗn hợp Văn hóa và Thiên nhiên thế giới. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển du lịch gắn với văn hóa.
Nhà thờ đá Phát Diệm là quần thể nhà thờ Công giáo được đánh giá đẹp nhất Việt Nam. Công trình tọa lạc trên diện tích 22 ha ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình được xây dựng năm 2016 tại xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của tổ chức FOUR PAWS quốc tế. Hiện Cơ sở đang nuôi dưỡng và chăm sóc cho 49 cá thể gấu. Đây đều là những cá thể gấu được giải cứu từ các hộ gia đình nuôi nhốt để lấy mật hoặc tiếp nhận từ các vụ buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép, hướng đến mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn nạn nuôi nhốt gấu tại Việt Nam.
Ninh Bình có rất nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng nghề Thuê Văn Lâm, làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân… Trong số đó phải kể đến làng gốm Bồ Bát - nơi được xem là làng nghề gốm sứ thuở sơ khai, là “tổ nghề” của làng gốm Bát Tràng ngày nay.
Sau 2 năm khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phải đóng cửa, kéo theo đó là hàng nghìn lái đò tại các khu du lịch phải gác mái chèo, đến nay, những người lái đò lại vung mái chèo, đưa du khách thưởng ngoạn vẻ đẹp của các khu, điểm du lịch.
Theo báo cáo của Sở Du lịch, từ đầu năm đến nay, Ninh Bình đã đón gần 1,458 triệu lượt khách, đạt 168% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách nội địa đạt hơn 1,446 triệu lượt, khách quốc tế hơn 11.000 lượt. Doanh thu ước tính gần 854 tỷ đồng, đạt 154,3% so với cùng kỳ năm 2021
Sáng ngày 14/6, tại Trường Chính trị tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030.
Ninh Bình vốn nổi tiếng là vùng đất giàu tài nguyên du lịch với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đẹp và môi trường sinh thái tự nhiên có giá trị. Dựa trên lợi thế sẵn có, Ninh Bình đã hình thành các loại hình sản phẩm độc đáo như: Du lịch văn hóa-lịch sử, tâm linh; du lịch sinh thái - cảnh quan.
Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức đoàn khảo sát các điểm đến và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh cho 150 doanh nghiệp du lịch đến từ 3 miền Bắc- Trung Nam và một số cơ quan thông tấn báo chí. Đây là chương trình nhằm đẩy mạnh truyền thông, giới thiệu các sản phẩm, tour, tuyến, dịch vụ du lịch khi bước vào giai đoạn phục hồi mới sau đại dịch Covid-19.
Sáng ngày 21/5, tại hang Hai, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư), UBND tỉnh long trọng tổ chức lễ khai mạc Tuần Du lịch Ninh Bình "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" năm 2022.
Tuần du lịch Ninh Bình năm 2022 có chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" được diễn ra từ ngày 21/5 đến ngày 28/5 tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động. Để các hoạt động diễn an toàn, chu đáo, tạo ấn tượng cho du khách, đến thời điểm này mọi công tác đang được các đơn vị gấp rút hoàn thiện, sẵn sàng cho sự thành công của sự kiện.
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đặc biệt là trước những ảnh hưởng sâu sắc của dịch Covid-19, qua đó nâng cao năng lực thích ứng, phục hồi du lịch.
Ngày 14/5, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Trị sự chùa Bái Đính tổ chức Đại lễ Phật đản, Phật lịch năm 2566 - Dương lịch năm 2022 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Sáng ngày 12/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thảo xúc tiến và phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Ninh Bình 2022 với chủ đề "Đổi mới, sáng tạo và bứt phá" tại Khách sạn Legend.
Chiều ngày 5/5, Ban tổ chức Tuần du lịch Ninh Bình năm 2022 tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ. Đồng chí Trần Song Tùng, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chủ trì hội nghị.
Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, tối ngày 1/5, huyện Nho Quan đã tổ chức chương trình hội diễn nghệ thuật quần chúng, tổng kết, bế mạc Tuần lễ Cúc Phương đại ngàn và Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2022.
Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Cúc Phương tổ chức Lễ chào đón những du khách đầu tiên đến với khu nghỉ dưỡng cao cấp Vedana Resort tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài, Khu du lịch sinh thái Tràng An đón một lượng lớn du khách đến tham quan. Nhờ có sự chuẩn bị kỹ nên tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông tại điểm du lịch được đảm bảo, thông suốt. Qua đó góp phần giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế về hình ảnh một Ninh Bình an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn.
Tối ngày 29/4, tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, huyện Nho Quan đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ Cúc Phương đại ngàn và Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2022.
Tối ngày 29/4, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức khai trương Thủy đình độc đáo trong khuôn viên khu Phố cổ Hoa Lư (thành phố Ninh Bình).
Cắm trại đã trở nên quen thuộc với nhiều người yêu du lịch trải nghiệm, du lịch dã ngoại và thích cảm giác "xê dịch". Xuất hiện ở Ninh Bình khoảng cuối năm 2020, thời gian gần đây, hình thức du lịch dã ngoại này đang được nhiều người Ninh Bình yêu thích và lựa chọn.
Ngày 27/4, nhân kỷ niệm 47 năm Đại thắng mùa Xuân 1975, tại Cà Mau diễn ra Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác 3 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu - Ninh Bình giai đoạn 2017 - 2022. Đây là dịp để 3 tỉnh nhắc lại kỷ niệm hào hùng “Miền Bắc gọi, Miền Nam trả lời” nhân kỷ niệm 47 năm Đại thắng mùa Xuân 1975.
Ngày 26/4/2022, Công đoàn viên chức tỉnh đã ban hành Văn bản số 19/CĐVC về việc hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến Báo chí viết về đề tài Du lịch Ninh Bình năm 2022.
Từ ngày 29/4, Ngày hội Văn hóa Thể thao các dân tộc huyện Nho Quan được tổ chức cùng với Tuần lễ Cúc Phương đại ngàn sẽ khai mạc tại vườn Quốc gia Cúc Phương. Trong thời gian này, sẽ có nhiều hoạt động được tổ chức như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian truyền thống; hội trại gắn với trưng bày giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc; các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Sáng ngày 17/4 (tức 17/3 năm Nhâm Dần), Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường phối hợp với Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An và UBND huyện Hoa Lư tổ chức Lễ hội truyền thống Thánh Quý Minh Đại Vương tại Khu du lịch sinh thái Tràng An - Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới.
Trong 3 ngày, từ ngày 29/4 đến ngày 1/5/2022, huyện Nho Quan tổ chức Tuần lễ Cúc Phương đại ngàn và Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc năm 2022, với chủ đề "Nho Quan ngọn lửa núi rừng" theo quy mô cấp huyện tại khu Hồ Mạc, Vườn Quốc gia Cúc Phương và một số địa điểm khác trên địa bàn xã Cúc Phương (huyện Nho Quan). Hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá, kích cầu du lịch, thu hút du khách trên địa bàn huyện.
Sáng 15/4 (tức ngày 15/3 âm lịch), UBND xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tổ chức Lễ hội đền Thái Vi năm 2022. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân xã Ninh Hải nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị vua Trần, là: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Hiển Từ Hoàng Thái Hậu.
Được chọn là địa phương đăng cai tổ chức môn Karate tại SEA Games 31, Ninh Bình đang chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cũng như việc làm mới các sản phẩm du lịch… để sẵn sàng đón khách quốc tế tham dự SEA Games 31. Đây được coi là cơ hội để du lịch Ninh Bình bứt phá.
Chiều ngày 13/04/2022, Đoàn khảo sát các tỉnh miền Trung của tỉnh Ninh Bình do đồng chí Trần Song Tùng, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm hợp tác phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Bình.
Sáng ngày 12/04/2022, Đoàn công tác của tỉnh Ninh Bình do đồng chí Trần Song Tùng, UVBTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát, học tập kinh nghiệm và hợp tác phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam.
Với thời tiết khá thuận lợi, mát mẻ, lại thêm số ngày nghỉ lễ dài, Dịp giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) năm nay là dịp lý tưởng để các gia đình, đoàn khách về Ninh Bình tham quan, chiêm bái sau một thời gian dài bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. Theo ghi nhận, tất cả các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đều đông khách, có những điểm cao gấp nhiều lần ngày thường.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, từ ngày 15/3 các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế. Theo đó, khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình có thể lựa chọn hình thức đi theo tour trọn gói, khép kín của công ty lữ hành tổ chức hoặc đi lẻ tự chọn.
Hoa Lư được xem là "vùng lõi" của du lịch Ninh Bình, chính vì vậy khi du lịch chính thức mở cửa trở lại, trên địa bàn huyện đã có nhiều hoạt động để thu hút du khách trong và ngoài nước. Các điểm du lịch, khu lưu trú đã sẵn sàng đón khách đảm bảo an toàn, văn minh.
Tối ngày 9/4, tại Sân lễ hội Khu Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư đã chính thức khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2022 nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành cùng các bậc tiền nhân đã có công lập nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam.
Lễ hội Hoa Lư năm nay được tổ chức thông qua các hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian đã tô đậm những sắc màu văn hóa của người Việt, có ý nghĩa lớn về giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, , lan tỏa tinh thần gắn kết cộng đồng; đồng thời tạo dấu ấn đậm nét trong lòng du khách thập phương.
Ngày 04/4, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 67/KH-UBND về việc tổ chức Tuần du lịch Ninh Bình năm 2022. Theo đó, Tuần du lịch năm 2022 sẽ được tổ chức với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An", dự kiến diễn ra trong 8 ngày, từ ngày 14/5/2022 đến ngày 22/5/2022, tại Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Khu du lịch sinh thái Tràng An.
Tối ngày 7/4, tại Sân lễ hội Khu Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) đã diễn ra buổi tổng duyệt Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2022 với chủ đề “Huyền thoại từ lòng đất” .
Nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của các bậc Tiên đế đã có công dựng nước và giữ nước, hàng năm tại xã Trường Yên (huyện Hoa Lư) sẽ diễn ra Lễ hội Hoa Lư. Năm nay, Lễ hội vẫn được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh, với vị thế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ 9-11/4 (ngày 9-11/3 năm Nhâm Dần), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư.
Rừng quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên, nơi có hệ sinh thái động - thực vật phong phú, đa dạng ở nước ta. Không chỉ là vườn quốc gia, Cúc Phương còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp tự nhiên độc đáo.
Thực hiện chủ trương mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15/3 của Chính phủ, hiện Ninh Bình đang tích cực triển khai thực hiện các giải pháp khôi phục du lịch trong tình hình mới. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm an toàn tại mỗi điểm đến, tiếp tục khẳng định Ninh Bình là "điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn".
Ngày 30/3, tại Sở Du lịch Ninh Bình đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch giữa Trung tâm Xúc tiến Thương mại & Đầu tư tỉnh An Giang và Sở Du lịch Ninh Bình.
Sáng ngày 31/3, Đồng chí Tống Quang Thìn, UV BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Hoa Lư năm 2022 chủ trì hội nghị rà soát công tác chuẩn bị và tổ chức Lễ hội Hoa Lư năm 2022.
Nằm cách thành phố Ninh Bình 15km và cách Hà Nội khoảng hơn 90km. Chùa Bái Đính vốn là một quần thể di tích, trong đó có chùa Bái Đính cổ và chùa Bái Đính mới, có tổng diện tích 1.700 ha.
Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường gắn liền với chùa Bái Đính, Quần thể danh thắng Tràng An - di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Trước khi trở thành di sản thế giới, nhiều di tích danh thắng nơi đây đã được Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt như Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính, Cố đô Hoa Lư... Việc doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường đưa Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản thế giới đã góp phần làm nên diện mạo ngành du lịch Ninh Bình.
Sáng 23/3, tại Bến thuyền Tràng An, Sở Du lịch phối hợp với Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An tổ chức ký kết xây dựng mô hình văn minh du lịch tại Khu du lịch sinh thái Tràng An.
Nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình và 30 năm tái lập tỉnh, ngày 22/3, Sở Du lịch tổ chức bế mạc hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Ninh Bình năm 2022.
Ninh Bình là vùng đất địa linh, nhân kiệt có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Không chỉ được tạo hóa ưu ái, ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, độc đáo và hấp dẫn, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc với các lễ hội dân gian, nghề thủ công và nghệ thuật truyền thống độc đáo, ẩm thực phong phú, Ninh Bình còn sở hữu nhiều di sản văn hóa vật thể với 1.821 Di tích, 81 Di tích cấp quốc gia (trong đó có 3 Di tích cấp quốc gia đặc biệt và 01 Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới).
Ngày 21/3, tại khách sạn Hoàng Sơn, Sở Du lịch đã tổ chức khai mạc Hội thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Ninh Bình năm 2022.
Với sự vào cuộc tích cực và nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhất là của mỗi người dân khi tham gia vào các hoạt động của dịch vụ du lịch, “Ninh Bình - Non nước hữu tình” đã thực sự trở thành điểm đến thân thiện, chất lượng và an toàn đối với du khách trong và ngoài nước.
Chiều ngày 16/3, Sở Du lịch tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch mở cửa đón khách du lịch quốc tế. Đồng chí Trần Song Tùng, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo một số sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố; đại diện Hiệp hội Du lịch, Ban quản lý các khu, điểm du lịch, các cơ sở lưu trú tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Ngày 14/3/2022, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 48/KH-UBND mở cửa đón khách du lịch quốc tế đến tỉnh Ninh Bình.
Gia Sinh là một vùng quê nghèo của huyện Gia Viễn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thế nhưng nhờ những hướng đi đúng trong phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang du lịch, sau 30 năm tái lập tỉnh, nơi đây đã từng bước chuyển mình mạnh mẽ. Những thay đổi đã đem lại một sức sống mới trong từng thôn xóm ở Gia Sinh.
Hòa chung với khí thế sôi động, ra sức thi đua chào mừng kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình và 30 năm tái lập tỉnh, các thế hệ cán bộ của Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An như được nhân đôi cảm xúc khi năm 2022 là năm đánh dấu 10 năm thành lập Ban Quản lý.
Năm 2022, tỉnh Ninh Bình tổ chức kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình và kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh là dịp để ôn lại truyền thống lịch sử, cách mạng, văn hóa của quê hương và con người Ninh Bình; khơi dậy niềm tin tưởng, tự hào trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng, thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước; qua đó tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, truyền thống cách mạng của quê hương Ninh Bình. Đồng thời, thông qua các hoạt động kỷ niệm để quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của Ninh Bình nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Tại Khách sạn Hoàng Sơn, chiều 28/2, Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Du lịch Ninh Bình tổ chức hội thảo tham vấn các định hướng hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở đánh giá tình hình diễn biến dịch bệnh, khả năng kiểm soát dịch COVID-19 trên thế giới, trong nước và trong tỉnh, Ngành du lịch Ninh Bình đang triển khai tích cực, hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp du lịch hoạt động trở lại nhằm sớm ổn định, từng bước phục hồi và phát triển du lịch trong tình hình mới.
Khoa Văn hóa - Du lịch (Trường Đại học Hoa Lư) phối hợp với Câu lạc bộ Du lịch nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi "Tôi yêu du lịch Ninh Bình".
Ninh Bình bắt đầu mở cửa đón du khách ngoại tỉnh, hướng tới đón khách quốc tế. Điều này đòi hỏi ngành Du lịch và các doanh nghiệp làm du lịch cần tiếp tục phối hợp làm tốt việc đảm bảo nguồn nhân lực, linh hoạt các giải pháp trong đón tiếp, phục vụ khách du lịch, vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa tạo tâm lý du xuân vui vẻ, yên tâm cho du khách.
Dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đón gần 180 nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài tỉnh, tăng 40% so với dịp Tết năm ngoái.
Sáng ngày 06/02 (tức mùng 6 Tết), tại Chùa Bái Đính, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ khai hội chùa Bái Đính - Xuân Nhâm Dần 2022.
Sáng ngày 4/2 (tức mùng 4 Tết), đồng chí Trần Song Tùng, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã đi kiểm tra công tác triển khai, quản lý các hoạt động du lịch đầu xuân tại một số khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Sáng 2/2 (tức ngày Mùng 2 Tết nguyên đán, Nhâm Dần 2022), tại bến thuyền Tràng An, Sở Du lịch phối hợp với Ban Quản lý quần thể danh thắng Tràng An đã thực hiện nghi thức đón đoàn khách du lịch đầu tiên đến Ninh Bình du xuân.
Du khách đến với Ninh Bình vào mùa xuân không những được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn được trải nghiệm không gian xưa cũ, đậm nét truyền thống của các lễ hội. Điều đó đã góp phần tạo nên sức hút riêng của Du lịch Ninh Bình với bạn bè bốn phương.
Thực hiện Văn bản số 96/UBND-VP5 ngày 28/01/2022 của UBND tỉnh, theo đó từ ngày 01/2/2022 Ninh Bình sẽ mở cửa đón khách du lịch ngoại tỉnh tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Tối ngày 27/1, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức khánh thành công trình Phố cổ Hoa Lư (giai đoạn I) và đưa vào phục vụ nhu cầu du khách và nhân dân đúng dịp mừng xuân Nhâm Dần 2022.
Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bị ảnh hưởng nặng nề, lượt khách và doanh thu đều giảm mạnh so với năm trước.
Khu phố cổ Hoa Lư tại hồ Kỳ Lân, phường Tân Thành (thành phố Ninh Bình) đã được Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường đầu tư, tôn tạo, phục dựng và hoàn thành giai đoạn I, dự kiến đưa vào phục vụ nhu cầu tham quan của du khách và nhân dân, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách đến thăm mảnh đất Cố đô Hoa Lư lịch sử ngàn năm văn hiến.
Không chỉ có Tràng An, chùa Bái Đính hay Tam Cốc nổi tiếng gần xa, Ninh Bình còn khiến du khách tìm về với đan viện Châu Sơn đẹp ngỡ ngàng. Nơi đây được ví như một thánh đường phương Tây ở Việt Nam với vẻ đẹp cổ kính, thanh cao, đậm chất tôn nghiêm thu hút đông đảo du khách đến tham quan.
Cách trung tâm thành phố Tam Điệp chỉ vài km, nhưng cảnh quan thiên nhiên ở xã Đông Sơn vẫn còn khá hoang sơ, núi non trùng điệp, hùng vĩ. Nơi đây được coi là "mảnh đất vàng" để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Chiều ngày 14/1, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra hội nghị "Hợp tác, kết nối chương trình du lịch an toàn giữa Quảng Ninh - Hà Nội - Ninh Bình".
Thời gian qia, nhiều tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh đẹp, có giá trị nội dung, nghệ thuật đã được người hâm mộ yêu mến, các nhà sưu tập nghệ thuật trong tỉnh và nước ngoài quan tâm, góp phần có hiệu quả trong xây dựng văn hóa con người Ninh Bình giàu bản sắc và góp phần quảng bá vẻ đẹp của Ninh Bình bằng hình ảnh, đưa du lịch Ninh Bình trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Cách thành phố Ninh Bình khoảng 12km về phía đông, Khu du lịch sinh thái Thung Nham nằm trọn trong vùng lõi của quần thể danh thắng Tràng An, cạnh khu du lịch nổi tiếng Tam Cốc - Bích Động. Từ chùa Bích Động theo tuyến đường bộ khoảng 4km là du khách đã đặt chân tới Thung Nham - xứ sở của các loài chim.
Với khoảng cách địa lý không quá xa thủ đô Hà Nội, không chỉ có nổi tiếng về di lịch văn hóa và tâm linh, Ninh Bình còn sở hữu cảnh quan thiên nhiên non nước hữu tình, nhiều hang động vô cùng độc đáo và kỳ vĩ, đang là điểm đến lý tưởng được nhiều du khách lựa chọn.
Năm 2021 - trong bối cảnh Covid -19 với nhiều khó khăn, tổn thất cho các doanh nghiệp dịch vụ và du lịch toàn cầu. Trước thềm năm mới 2022, khi dịch COVID-19 đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp, các cấp chính quyền cùng với các cơ quan chức năng đã và đang cố gắng nỗ lực để Du lịch có thể có những bước chuyển mình trong năm mới.
Trực tuyến: 41
Hôm nay: 925