Thứ Ba, 16/07/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Ninh Bình triển khai thực hiện chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025

Thứ tư, 29/09/2021
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 01- NQ/TU ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, ngày 12/7/2021 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 106/KH-UBND nhằm làm căn cứ, cơ sở để các Cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội; các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số.


 
Để thực hiện được các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch, trong đó, phấn đấu đến năm 2025 Ninh Bình nằm trong nhóm 20 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số của cả nước và đến năm 2030: Xây dựng thành phố Ninh Bình cơ bản trở thành đô thị thông minh; các dịch vụ đô thị thông minh ưu tiên được triển khai tại thành phố Tam điệp và các huyện trong tỉnh, Ninh Bình nằm trong nhóm 15 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số của cả nước. UBND tỉnh đã giao Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử và Chuyển đổi số của tỉnh: chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra, giám sát và điều phối chung việc tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch; Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử và Chuyển đổi số tỉnh, chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các cơ quan, đơn vị, địa phương; các sở, ban, ngành, đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Kế hoạch. 
 
Năm nhóm nhiệm vụ, dự án trọng tâm gồm các dự án về phát triển nền tảng chính quyền điện tử và chuyển đổi số; chính quyền số; kinh tế số; phát triển xã hội số và đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
 
Nhóm 1: Một số nhiệm vụ, dự án về phát triển nền tảng chính quyền điện tử và chuyển đổi số trọng tâm gồm:
 
Về phát triển nền tảng chính quyền điện tử: Hoàn thiện nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP) của đáp ứng các yêu cầu kết nối, liên thông dữ liệu với nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); Xây dựng, triển khai Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Ninh Bình (IOC); Triển khai kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu chuyên ngành qua trục LGSP vào kho dữ liệu dùng chung của tỉnh phục vụ công tác chuyển đổi số …
Về phát triển hạ tầng số: Đầu tư, xây dựng Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp độ 2 (tier 2); đến năm 2030 nâng cấp, hoàn thiện đạt tiêu chuẩn cấp độ 3 (tier 3); Triển khai hệ thống dự phòng, phòng chống thảm họa (DR side) cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh phục vụ cho chuyển đổi số; Xây dựng, phát triển Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh; kho dữ liệu của công dân, tổ chức khi thực hiện giao dịch trực tuyến với các cơ quan nhà nước và hệ thống phần mềm quản lý, phân tích, thống kê, dự báo tích hợp dữ liệu chuyên ngành vào kho dữ liệu lớn, tập trung; Xây dựng và triển khai nền tảng điện toán đám mây tỉnh Ninh Bình kết nối Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ; Chuyển đổi địa chỉ IPv4 sang IPv6 cho tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, sẵn sàng hoạt động thuần IPv6 vào năm 2025…
 
Về phát triển nền tảng số: Phát triển hạ tầng Internet vạn vật phục vụ chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh; Xây dựng, triển khai nền tảng Đô thị thông minh (SCP) của tỉnh phục vụ xây dựng, phát triển các dịch vụ đô thị thông minh; Triển khai nền tảng số hóa, nền tảng định danh và xác thực điện tử (eID); Internet vạn vật (IOT), dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng dịch vụ chuỗi khối (Blockchain); Phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở tỉnh Ninh Bình; Xây dựng nền tảng số, dữ liệu số, phát triển dịch vụ Y tế thông minh, phổ cập đến cấp cơ sở, kết nối vào mạng lưới Y tế thông minh toàn quốc… 
 
Về phát triển dữ liệu số: Số hóa, tạo lập các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các CQNN trên địa bàn tỉnh; Tái cấu trúc, chuẩn hóa dữ liệu được chia sẻ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức; Cập nhật cơ sở dữ liệu của quốc gia và của các Bộ, ngành, địa phương phục vụ chia sẻ dữ liệu cho các CQNN trên địa bàn tỉnh; Xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu y tế tập trung của tỉnh phục vụ phát triển các dịch vụ phòng bệnh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh; Xây dựng, triển khai cơ sở dữ liệu về lĩnh vực giáo dục và kho học liệu trực tuyến trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Xây dựng bản đồ 3D các khu vực di tích và các điểm tham quan thực tế ảo sử dụng công nghệ VR 360; xây dựng hệ thống quản lý các hiện vật cho bảo tàng; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung và ứng dụng công nghệ cao về lĩnh vực nông nghiệp….
 
Nhóm 2: Một số nhiệm vụ, dự án về phát triển chính quyền gồm: Triển khai xây dựng thí điểm mô hình Chính quyền số tại một số đơn vị cấp huyện, cấp xã và một số sở, ngành; thực hiện thí điểm chuyển đổi số trong quản lý và hoạt động tại một số đơn vị trường học, cơ sở y tế … lấy kết quả, kinh nghiệm nhân rộng triển khai; Triển khai các kênh tương tác trực tuyến giữa chính quyền, người dân, doanh nghiệp; Hoàn thiện Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin Một cửa điện tử của tỉnh; Phát triển hệ thống tích hợp Cổng dịch vụ công và hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh với các hệ thống xử lý nghiệp vụ chuyên ngành để cung cấp dịch vụ số, kết nối với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số; Hoàn thiện Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành đáp ứng các yêu cầu liên thông các cấp chính quyền, các cơ quan Đảng, đoàn thể, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh và kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia; Triển khai Hệ thống phòng họp không giấy tờ….
 
Nhóm 3: Một số nhiệm vụ, dự án về phát triển kinh tế số gồm: Phát triển thị trường thương mại điện tử; doanh nghiệp công nghệ số. Triển khai hỗ trợ gói giải pháp SEO thông minh cho các doanh nghiệp; Triển khai các chương trình khởi nghiệp sáng tạo thúc đẩy phát triển kinh tế số; Phát triển, ứng dụng nền tảng số phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại điện tử và các hoạt động liên quan; Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngành nghề truyền thống, doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi sang sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ trên các nền tảng số và môi trường số…
 
Nhóm 4: Một số nhiệm vụ, hoạt động và dự án về phát triển xã hội số gồm: Phát triển các dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh phù hợp trên nền tảng hạ tầng số, cơ sở dữ liệu số; Triển khai hệ thống quản lý y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe từ xa; xây dựng, triển khai hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử; Phát triển các ứng dụng, dịch vụ giao thông thông minh trong việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện kinh doanh vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện; Triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ số, phát triển các dịch vụ thông minh về tài nguyên môi trường; Triển khai dịch vụ giáo dục thông minh trên nền tảng công nghệ giáo dục số…
 
Nhóm 5: Một số nhiệm vụ, dự án về đảm bảo an toàn, an ninh mạng gồm: Duy trì, phát triển hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) theo mô hình 4 lớp cho 100% các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh kết nối với Trung tâm giám sát an ninh mạng quốc gia (NCSC); Xây dựng, nâng cấp Hệ thống phòng thủ, giám sát an toàn thông tin cho trung tâm dữ liệu tập trung của tỉnh; Hệ thống giám sát quản trị vận hành hạ tầng (NOSC) bảo đảm hoạt động an toàn cho Trung tích hợp dữ liệu của tỉnh; hệ thống giám sát các cổng/ trang thông tin điện tử; Xây dựng mạng lưới đảm bảo an toàn thông tin mạng; định kỳ hằng năm triển khai các chương trình nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng; Tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng cấp tỉnh hàng năm; đảm bảo hoạt động mạng lưới an toàn thông tin của tỉnh, kết nối thường xuyên với mạng lưới quốc gia; tăng cường trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các hội thảo, đào tạo về an toàn thông tin mạng…
 
Minh Khang
 
 
 
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?