Thứ sáu, 07/02/2025
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Ninh Bình tăng 18 bậc, vươn lên đứng thứ 8 bảng xếp hạng Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh

Thứ tư, 20/07/2022
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

 Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (viết tắt theo tên tiếng Anh là PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp.

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đánh giá trên 8 tiêu chí gồm tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; quản trị điện tử.

Chương trình nghiên cứu PAPI do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) chủ trì thực hiện từ năm 2009 đến nay cùng Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), đơn vị điều phối liên danh cùng các đối tác gồm Trung tâm Công tác lý luận và Tạp chí Mặt trận thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ năm 2009-2012), Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (trong năm 2012), và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ năm 2013). Từ năm 2015, Công ty Phân tích Thời gian thực (RTA) tham gia liên danh cùng CECODES, cung ứng giải pháp công nghệ và lập trình bảng hỏi điện tử rtSurvey chuyên dành cho khảo sát PAPI.

Từ năm 2012, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là đối tác thực hiện nghiên cứu chuyên đề và tư vấn cho chính quyền địa phương về các giải pháp cải thiện hiệu quả công vụ, đồng thời chia sẻ kết quả PAPI với lãnh đạo các tỉnh/thành phố thông qua các lớp đào tạo lãnh đạo nguồn trung và cao cấp.

Từ năm 2021, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright (trực thuộc Đại học Fulbright) phối hợp cùng UNDP trong việc đề xuất và thử nghiệm Sáng kiến đổi mới, sáng tạo vì người dân (CPII) nhằm tìm kiếm, phát triển và nhân rộng các sáng kiến đổi mới, sáng tạo trong quản trị nhà nước từ cấp cơ sở vì lợi ích của người dân.

Qua 13 năm thực hiện nghiên cứu PAPI, UNDP cũng đã phối hợp với nhiều đối tác khác ở trung ương và địa phương trong việc vận dụng dữ liệu thực chứng từ PAPI trong đổi mới chính sách và hành động thưc tiễn, thông qua nhiều nghiên cứu chuyên đề và thảo luận cởi mở với các cấp chính quyền địa phương.

PAPI tiến hành chọn mẫu khảo sát theo chuẩn lấy mẫu hiện đại quốc tế: Xác xuất quy mô dân số (PPS) các đơn vị hành chính đến cấp thôn và lấy mẫu ngẫu nhiên người trả lời; khảo sát trên máy tính bảng từ năm 2015.

PAPI chia các tỉnh/thành phố Việt Nam ra làm ba loại: loại lớn với trên 5 triệu dân (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), loại vừa với số dân 2 - 5 triệu (Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, An Giang) và loại nhỏ với số dân dưới 2 triệu (57 tỉnh còn lại).

Chọn huyện/quận:

Để đảm bảo tính tương thích giữa tất cả các tỉnh/thành phố khảo sát, mỗi tỉnh/thành phố loại nhỏ có 3 huyện/quận được chọn, các tỉnh/thành phố cỡ trung và lớn có 6 huyện/quận được chọn. Trong đó, huyện/quận là trung tâm hành chính của tỉnh/thành phố luôn được chọn mặc định, các huyện/quận còn lại được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên PPS (xác suất theo quy mô dân số).

Chọn xã/phường:

Tại mỗi huyện/quận đã chọn để khảo sát, chọn ra 02 xã/phường.Trong đó, một xã/phường là nơi có trụ sở UBND huyện/quận được chon mặc định, xã/phường thứ hai sẽ được chọn trong các xã/phường còn lại theo phương pháp ngẫu nhiên PPS.

Chọn thôn/ấp/TDP (gọi chung là thôn)

Tại mỗi xã/phường đã chọn để khảo sát, chọn ra 02 thôn. Trong đó, một thôn là nơi có địa điểm trụ sở UBND xã/phường, thôn thứ hai được chọn trong các thôn còn lại theo phương pháp ngẫu nhiên PPS. Cách chọn mẫu như vậy đảm bảo khả năng tham dự đồng đều theo địa lí và tình trạng kinh tế-xã hội, từ các vùng đô thị đông dân cư tới các vùng xa, vùng sâu, mền núi. Nhờ phương pháp ngẫu nhiên PPS cơ hội tham gia là như nhau giữa các đơn vị dân cư có quy mô khác nhau.

Xác định danh sách người tham gia trả lời phỏng vấn

Tại mỗi thôn dựa trên phương pháp ngẫu nhiên PPS chọn ra 20 người từ 18 đến 70 tuổi (và 10 người dự phòng) để đảm bảo có 16 người mỗi thôn tham gia trả lời phỏng vấn theo dự kiến (24 người/thôn ở các tỉnh lớn). Một lần nữa, phương thức chọn mẫu theo xác suất như vậy đã đảm bảo cơ hội được chọn tham gia trả lời phỏng vấn của mỗi người dân trong độ tuổi trên đây là ngang nhau (thông tin chi tiết tham khảo Phương pháp luận của PAPI). Theo TTXVN.

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?