Thứ Năm, 21/11/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Vai trò của rừng đầu nguồn với nông dân vùng núi

Chủ nhật, 31/03/2024
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 4 điểm ( 2 đánh giá )

1. Rừng đầu nguồn là gì?

Rừng đầu nguồn là rừng ở nơi phát sinh ra dòng chảy. Nước từ đây theo độ dốc địa hình tập trung vào khe, suối rồi đổ ra sông. Có thể hiểu đơn giản rừng đầu nguồn là rừng ở trên đồi núi dốc.

Rừng đầu nguồn, Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Có các loại rừng đầu nguồn:

- Rừng chuyên phòng hộ;

- Rừng phòng hộ kết hợp sản xuất;

- Rừng sản xuất kết hợp phòng hộ.

2. Vai trò của rừng đầu nguồn

a) Điều hoà nguồn nước

• Khi vùng đầu nguồn có rừng che phủ thì khe suối thường xuyên có nước trong sạch ngay cả trong mùa khô.

• Vào mùa mưa, lũ chỉ xuất hiện sau khi mưa rất to và kéo dài... Lũ lên và xuống từ từ mức lũ sẽ không cao lắm và nước chảy ít xiết hơn. Diện tích của lưu vực và độ ẩm của địa hình sẽ ảnh hưởng đến thời gian xuất hiện lũ.

• Khi rừng đầu nguồn không có rừng che phủ thì phần lớn các khe bị khô cạn, suối rất nước, thậm chí có khi không còn nước tron mùa khô.

• Vào mùa mưa, sau cơn mưa tương đối to, không kéo dài lắm đã xuất hiện lũ. Lũ tăng đột ngột, giảm nhanh, mức lũ cao, nước chảy mạnh làm xói mòn đất, bồi lấp lòng sông, lòng hổ và các công trình thủy lợi, thủy điện.

b) Phục vụ đời sống và sản xuất

• Khi vùng đầu nguồn có rừng che phủ, khe suối có nước thì có thể dẫn nước về tận nhà đủ cho sinh hoạt gia đình, dễ dàng đảm bảo các điều kiện vệ sinh.

• Dẫn nước từ khe, suối vào ruộng để cày cấy trồng trọt.

• Chạy máy phát điện nhỏ để thắp sáng phục vụ học hành, dùng máy thu thanh, thu hình để biết nhiều thông tin, nâng cao kiến thức.

• Nếu có đập nước, lượng nước chảy mạnh, có thể chạy máy phát điện công suất lớn (từ 1kw trở lên) thì sẽ sử dụng được máy xay xát.

• Bắc máng để giã gạo tự động.

• Dễ dàng kiếm củi để đun nấu.

• Dễ dàng kiểm lâm sản để sử dụng trực tiếp cho gia đình hoặc đem bán để tăng thu nhập nhằm bù đắp số lương thực bị thiếu hụt, thỏa mãn các nhu cầu khác như mặc học hành, đi lại, chữa bệnh....

Các lâm sản có thể là:

- Gỗ và tre nứa;

- Các lâm sản thực vật khác như măng, là cọ, song, mây, nhựa thông, nhựa trảm, quả trám, củ mài, đại hái, các loài cây thuốc, hương bài, vỏ quế, nấm hương, mộc nhĩ...;

Các động vật như lợn, nai, hoẵng, cheo cheo, tắc kè, kỳ đà, trăn...

- Vùng đầu nguồn có rừng sẽ tạo điều kiện cho đời sống ấm no và văn minh hơn

Các sản phẩm thường có thể lợi dụng từ rừng như: Măng tươi, lá cọ, măng khô, song mây, đại ha, nhựa trám, nhựa thông, mài củ, phong lan, ba kich, quả trám, trám quả, sa nhân, hương bài, cây một lá, nấm hương, mộc nhĩ, vỏ quế, kỳ đà, lợn rừng, tắc kè, trăn, hoẵng, nai, cheo cheo.

Những nơi thiếu ruộng, nếu có rừng, lâm sản sẽ chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của gia đình

• Khi vùng đầu nguồn không còn rừng che phủ sẽ:

. Mất rất nhiều công sức đi xa lấy nước về nhà nên thiếu công để sản xuất. Thiếu nước sẽ không có điều kiện đảm bảo vệ sinh, dễ sinh ốm đau, bệnh tật.

. Một số diện tích chỉ cấy được 1 vụ, một số phải bỏ hoang vì thiếu nước.

. Ruộng ven suối dễ bị mất thu hoạch vì lũ quét. Ruộng càng ngày căng xấu vì bị quét ở trên sườn dốc trôi xuống.

Mất rừng đầu nguồn, đời sống người dân vùng núi gặp nhiều khó khăn.

Khi mất rừng, nguồn thu lợi trên không còn, đời sống càng khó khăn hơn, khó có thể bù đắp được nguồn lương thực còn thiếu

Không có nước chạy máy phát điện. Vì vậy trẻ nhỏ học hành gặp nhiều khó khăn, người lớn gặp trở ngại khi làm việc vào buổi tối. Khó có điều kiện xem truyền hình và dùng máy thu thanh.

. Tốn công sức xay giã gạo.

. Thiếu củi đun nấu.

3. Phát triển và sử dụng rừng đầu nguồn như thế nào?

• Đối với nhà nước: Hoạch định diện tích của 3 loại rừng ở vùng đầu nguồn: phòng hộ, đặc dụng, sản xuất; Ban hành các chính sách bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn; Giao đất khoán rừng; Xây dựng các dự án để tranh thủ nguồn vốn trong nước và ngoài nước; cho vay với lãi suất thấp…; đẩy mạnh công tác khuyến lâm và dịch vụ kỹ thuật; khai thác các thế mạnh ở vùng đầu nguồn để tăng thu nhập cho người dân, thí dụ: phát triển du lịch và kèm theo nghề khác như dệt thổ cẩm, đan lát thủ công, mỹ nghệ...

• Đối với chính quyền địa phương cần nghiên cứu vận dụng chính sách nhằm hai mục tiêu: Đời sống của dân trong vùng rừng phòng hộ phải được đảm bảo, người dân phải được hưởng lợi ích nhiều nhất.

• Đối với cộng đồng người dân: Thảo luận để xây dựng các quy ước về sử dụng và phát triển rừng đầu nguồn với các nội dung sau:

Xác định những diện tích chuyên phòng hộ: nếu có rừng hoặc không có rừng thì sẽ bảo vệ và phát triển ra sao. Ai sẽ quản lý, tập thể quản lý hay chia nhỏ để giao cho các hộ gia đình. Quyền lợi và trách nhiệm của đối tượng được giao.

. Xác định những diện tích đặc dụng: diện tích trên đập nước, thắng cảnh, diện tích văn hoá lịch sử, nghĩa địa...

Xác định diện tích sản xuất: những nơi có điều kiện như thế nào thì dùng để sản xuất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, chăn nuôi nông nghiệp.

4. Gợi ý định hướng sử dụng và phát triển rừng đầu nguồn

• Vùng núi đá vôi

Khối núi đá vôi (Đ) bảo vệ rừng nghiêm ngặt, tuyệt đối không được chặt phá, để rừng phục hồi và phát triển tự nhiên. Chỉ cho phép thu hái những lâm đặc sản dưới tán tầng rừng chính.

. Thung kín: thung đất bao kín xung quanh là các vách núi đá vôi, quy tắc cũng giống như trên.

Thung hở: thung đất có vách đá bao quanh nhiều phía, còn một số phía thông ra phía ngoài và có thể có suối chảy từ trong ra.

- Địa hình bằng phẳng: có thể làm ruộng.

- Địa hình dốc: sản xuất lâm nghiệp (luôn luôn đảm bảo độ che phủ rừng từ 50% trở lên).

* Vùng đồi núi đất

- Phần đỉnh và dông núi (1): là phần cao nhất của đối núi, được tính từ chỗ phân chia nhánh khe suối trên cùng lên tới đường phâ thủy, ở các đối không có khe thì tính 1/3 pha trên. kể từ đỉnh xuống tới hết chân đồi.

Phần diện tích này nếu có rừng che phi sẽ luôn luôn đảm bảo cung cấp nước cho khe và suối.

. Nếu có rừng: bảo vệ nghiêm ngặt, tuyệt đã không được chặt phá.

• Nếu không có rừng:

. Có nhân công: sẽ trồng cây gây rừng

. Không có nhân công: không tác động, để rừng tự phục hồi tự nhiên.

- Phần sườn (2): là phần nằm ở giữa đình dông núi và chân núi. Đây là phần địa hình cảó nguy cơ xói mòn cao nhất. Lượng nước ở khe và suối nhiều hay ít là do tỉ lệ rừng trên phần sườn đóng góp phần lớn. Nếu:

. Dốc trên 250

- Nếu có rừng: tuyệt đối bảo vệ rừng không được chặt phá những cây của tầng rừng phía trên, chỉ cho phép thu hái lâm, đặc sản dưới tầng rừng chính.

- Không có rừng:

Nếu có nhân công: sẽ trồng cây gây rừng.

Nếu không có nhân công: đề rừng phục hồi tự nhiên.

. Dốc 15-25°: sản xuất lâm nghiệp (khai thác, chăm sóc, trồng rừng).

. Dốc <15: Nông lâm kết hợp, vườn, nông nghiệp.

- Phần chân núi (3): là phần thấp nhất của núi và đổi, tích tụ đất trôi từ trên xuống, dốc <15°: nông lâm kết hợp, nông nghiệp, vườn. (Trên sườn hoặc chân có đá nổi >70%: tuyệt đối bảo vệ rừng hiện có, để rừng phục hồi phát triển tự nhiên nếu có rừng).

► Đất thung lũng (4): là phần tương đối bằng - phẳng và thấp nhất của thung lũng. ở 2 bên sông suối: nông nghiệp định canh (lúa màu).

Huy Minh (t/h)

Bài viết khác
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?