Thứ Tư, 30/10/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Thưởng thức 5 món ăn đặc sắc của người dân tộc Tày

Thứ bảy, 05/03/2022
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 5 điểm ( 1 đánh giá )

Nhắc đến ẩm thực dân tộc Tày mọi người thường nghĩ ngay đến ẩm thực của vùng Tây Bắc nước ta. Đúng là ẩm thực người Tày mang đầy đủ đặc trưng cũng như in đậm nét văn hóa người vùng cao nơi đây.

Có thể nói món cơm do chính tay người Tày chế biến có hương vị khác hẳn so với cơm mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày dưới xuôi. Trước hết món cơm này không nấu từ gạo tẻ mà nấu bằng gạo nếp. Các hạt nếp thu hoạch từ chính những thửa ruộng bậc thang “độc nhất vô nhị” chỉ nơi đây mới có.

Nếp được người ta đem ngâm rồi cho vào ống tre hoặc ống cây giang. Tùy vào điều kiện từng vùng mà có nơi cho thêm lạc đã bóc vỏ, có nơi lại cho thịt lợn vào giữa cho thêm phần hương vị. Đến phần đổ nước, người Tày chuộng dùng nước cốt dừa để thổi cơm trên lửa thay vì dùng nước mưa như bình thường.

1. Cơm lam có hương vị đặc trưng khó trộn lẫn

Cơm nếp chín luôn có mùi hương đặc trưng của nước dừa, của nếp mới, vị bùi của lạc chín hoặc thịt lợn. Món cơm lam chắc chắn sẽ níu chân mọi thực khách dù chúng ta mới chỉ thưởng thức món này một lần. Cơm lam có thể dùng ngay khi nóng hoặc mua về làm quà. Mỗi bó cơm lam nhỏ sẽ là phần quà miền núi đáng nhớ và ý nghĩa dành cho bạn bè và người thân.

2. Xôi ngũ sắc- món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết

Xôi ngũ sắc hay còn được gọi theo tên dân dã là xôi màu. Người Tày từ xa xưa đã sáng tạo ra loại xôi này chuyên để cúng tế đất trời, cầu cho mùa màng bội thu. Sau khi dâng lên thần linh, xôi sẽ được hạ xuống đem mời khách quý hoặc để gia đình quây quần thưởng thức cùng nhau bên bếp lửa.

Xôi ngũ sắc là loại xôi có 5 màu nhuộm từ nước các loại lá tự nhiên.

Năm màu của xôi ngũ sắc bao gồm màu trắng, đỏ, vàng, xanh lá cây và tím/đen. Điểm đặc biệt của ẩm thực dân tộc Tày là không dùng bất cứ loại phẩm màu hay chất phụ gia nào. Để tạo màu, người Tày sẽ dùng các loại lá cây ngoài tự nhiên để nhuộm màu cho gạo nếp rồi mới đem đồ chín. Ví dụ màu tím hoặc đen thì dùng nước lá “cẳm”, màu vàng nhuộm bằng nước luộc hoa “phón”, màu xanh dùng lá gừng,...

3. Bánh gio- hương vị thanh mát đến từ vùng cao

Trong số các loại bánh thuộc ẩm thực dân tộc Tày, có lẽ bánh gio là loại bánh được nhiều người xuôi biết đến hơn cả. Trước đây người Tày làm bánh gio vào mùa đông để bảo quản tự nhiên bằng chính nhiệt độ ngoài trời được lâu. Một số bản làng người Tày làm loại bánh này để đón Tết âm lịch.

Bánh gio có màu nâu vàng óng đẹp mắt.

Bánh gio là loại bánh có màu nâu vàng óng ả rất đẹp mắt, giống như màu của mật ong rừng mới thu hoạch vậy. Khi ăn, chúng ta sẽ cảm thấy vị mát, hơi ngọt, bánh thanh nhã, tan nhẹ, dẻo trong miệng. Chúng ta có thể thưởng thức bánh gio cùng một chút đường cát, mật ong hoặc mật mía đã chế biến.

Lý giải cho việc bánh có tên “gio” là vì dân bản đốt cháy thân tầm gửi, sấu và một số loại cây khác để lấy tro. Tro này hòa vào nước ngâm gạo nếp qua 1 đêm, vớt gạo ra cho ráo nước rồi gói lại bằng lá chuối hoặc lá dong. Một số người đã gọi chệch âm “tro” thành “gio” và từ đó bánh vẫn giữ cái tên này đến tận ngày nay.

4. Bánh coóc mò- Tinh hoa của núi rừng

Trong ẩm thực dân tộc Tày, bánh coóc mò là loại bánh quan trọng, không thể thiếu trong các dịp trọng đại như tiệc đầy tháng, ăn mừng vụ mùa,... Đôi khi bánh coóc mò còn được người dân gói bên người để ăn khi lên nương làm rẫy. Có thể nói loại bánh này đã trở thành món ăn không thể thiếu trong đời sống cộng đồng người vùng cao.

Bánh coóc mò khá nhỏ, dạng chóp nhọn

Giới thiệu thêm về bánh coóc mò thì tên loại bánh này dịch sang tiếng Kinh là bánh sừng bò. Bánh có hình chóp hơi nhọn, vừa miệng ăn. Tuy bánh không có nhân nhưng lại làm từ loại nếp ngon nhất bà con trồng được trên bản. Gạo phải thật thơm, thật dẻo thì mới đem gói bánh và khi gói cần chọn đúng lá chuối hoặc lá dong.

5. Thịt trâu- làm nên bản sắc ẩm thực dân tộc Tày

Đến với ẩm thực dân tộc Tày mà chúng ta chưa thưởng thức thịt trâu thì chắc chắn chưa thể hiểu hết được cái hay cái đẹp của người vùng núi. Thịt trâu người Tày chế biến bao giờ cũng dân dã nhưng đậm vị hơn người xuôi. Sau khi mổ trâu, các gia đình sẽ giữ nguyên tảng thịt lớn đem tẩm gia vị và ăn dần. Thịt trâu thường được xào với tỏi hoặc nấu cùng lá cải thành canh.

Món trâu xào nổi tiếng của người Tày.

Minh Hà

Bài viết khác
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?