Thứ Tư, 30/10/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Thu hoạch và chế biến bảo quản ngô hộ gia đình

Chủ nhật, 21/01/2024
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Ngô là cây trồng phổ biến có giá trị dinh dưỡng cao, dùng làm lương thực cho người và thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Song tổn thất sau thu hoạch còn lớn, sản phẩm chế biến chưa phong phú, chất lượng ngô thương phẩm còn thấp.

Vì vậy, cần ứng dụng các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến thích hợp để từng bước nâng cao giá trị của cây ngô.

Thu hoạch và bảo quản ngô bắp

Thu hoạch

Ở vùng cao Bắc Việt Nam có mùa mưa kéo dài trùng với vụ thu hoạch ngô, gây nhiều khó khăn cho việc thu hái làm khô ngô.

Vì vậy, cần lưu ý:

Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi ngô chín già (râu ngô khô, đen, bẹ ngô chuyển từ màu xanh sang màu vàng rơm).

Gặp ngày khô, nắng cần nhanh chóng hái ngô đã chín về rãi mỏng phơi khô.

Nếu ngô chín vào đợt mưa dài ngày, cần vặt râu, bẻ gập bắp ngô chúi xuống để nước mưa không thấm vào trong làm thối hỏng hạt ngô. Đến khi nắng ráo sẽ thu về phơi.

Ngô hái về không nên đổ đống vì ngô tươi có độ ẩm cao dễ bị thối, mốc.

Bảo quản ngô bắp

Ảnh (internet)

Xếp các bắp ngô đã phơi khô thành từng cũi, cuống bắp quay ra ngoài.

Lộn trái một lớp bẹ ngô bên ngoài và buộc thành từng túm 10-15 bắp. Treo túm ngô trên xà.

Ngô để trên giàn bếp sẽ được hơi nóng của bếp đun hàng ngày, bắp ngô luôn khô nỏ và khói bếp phủ 1 lớp muội đắng, có tác dụng hạn chế mọt, mốc phá hoại. Tuy nhiên, để ngô như vậy vẫn bị chim, chuột phá hoại.

Biện pháp bảo quản ngô bắp tốt nhất là hong bắp ngô trên giàn bếp 1-2 tháng cho bám muội, sau đó xếp cũi ngô trong các nhà chòi làm ở nơi cao ráo, thoáng đãng và có phễu ngăn chuột trên các chân cột. Nhà kho chòi này bảo đảm chống chim, chuột và phần lớn các loại sâu mọt phá hoại, hạn chế tổn thất mà các phương pháp khác không làm được.

Tẽ ngô và bảo quản ngô hạt

Tẽ ngô

Dùng dùi nhọn, que tre làm xiên mở rãnh trên bắp ngô. Khi có rãnh hở trên bắp sẽ dễ dàng dùng tay lảy nốt các hàng hạt ngô còn lại trên bắp. Tuy năng suất thấp (6-7kg/giờ) nhưng có thể làm sạch và phân loại ngô.

. Dùng vồ đập trên đống bắp ngô cho năng suất khá cao (40-50kg/giờ). Cách làm này cần có sân rộng hoặc che chắn tốt để ngô khỏi bắn ra ngoài. Tốt nhất dùng vồ đập trên các bao tải đựng ngô bắp.

• Dùng thiết bị tẽ ngô quay tay có thể đạt năng suất 150kg/giờ.

Bảo quản ngô hạt

Ngô hạt không có vỏ trấu, nếu điều kiện bảo quản không tốt (ngô chưa chín già, phơi chưa thật khô, dụng cụ chứa đựng không kín...) ngoài chim, chuột ăn hạt, mốc, mọt có thể phá hỏng hoàn toàn cả kho ngô trong vòng vài ba tháng.

* Phương pháp bảo quản

Phơi ngô thật khô (kiểm tra bằng cách cắn hay đập thấy hạt vỡ vụn thành các mảnh sắc cạnh), sàng sảy sạch tạp chất và loại bỏ hạt non, hạt lép.

Trộn lá xoan, lá cơi, lá trúc đào khô vào ngô theo tỷ lệ 1-1,5kg lá khô cho 100kg ngô hạt. Khi sử dụng ngô, phải sàng sảy sạch các loại lá trên sẽ không còn gây độc hại cho người và gia súc.

Đổ ngô đã trộn là vào vật chứa như: chum, vại sành, thùng kim loại hay thạp gỗ, sau phẳng và phủ lên trên mặt 1 lớp tro bếp khô dày 2-4cm. Bịt miệng bằng giấy bao xi măng hay tấm ni lông và dậy nắp kín.

Chế biến ngô

Ngô có thể chế biến riêng biệt hoặc phối hợp với các loại đậu đỗ để làm thành nhiều loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao bằng nhiều loại công cụ phù hợp với điều kiện của vùng núi.

Dùng cối đá xay ngô

• Xay bằng cối đá cần 2-3 người đẩy giàng cối và 1 người bỏ ngô vào cối. Mỗi giờ xay được 4-5kg ngô hạt,

Bột ngô làm "mèm mén", bánh gói, bánh đúc...

• Ngô mảnh độn cơm, làm tương...

Các sinh vật hại ngô sau thu hoạch

Khí hậu vùng cao phía Bắc nóng ẩm, rất thích hợp cho nhiều loài sinh vật hại lương thực phát sinh và phát triển.

Đối với ngô thì chuột, sâu, mọt và nấm mốc gây nguy hại nhiều hơn cả.

Sâu, mọt và nấm mốc

Ngô thường bị sâu, mọt và nấm mốc gây tổn thất rất lớn về số lượng và chất lượng, Tổn thất do mốc, mọt gây ra nhiều khi đạt trên 10% số lượng ngô bảo quản. Khi ngô bị mốc, tuyệt đối không được sử dụng cho người, gia súc và gia cầm ăn vì ngô mốc chứa nhiều độc tố rất nguy hiểm.

Cách phòng trừ:

Phơi ngô thật khô trước khi nhập kho

Bảo quản theo phương pháp kín

• Tạo môi trường không hấp dẫn đối với côn trùng và nấm mốc bằng cách hun khói chơ đống ngô bắp trước khi nhập kho, làm khó thoáng và cách xa nhà ở.

Huy Hoàng (t/h)

Bài viết khác
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?