Hiện nay, tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của đất nước. Phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.
Ảnh minh hoạ (nguồn internet).
Tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của đất nước. Phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.
Thời gian qua, hoạt động của tội phạm ma túy trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn diễn biến phức tạp tập trung ở khu vực biên giới và một số tuyến, địa bàn trọng điểm với hình thức, thủ đoạn tinh vi. Trong khi đó, tình hình mại dâm, mua bán người vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, khó phát hiện, triệt phá...
Để triển khai hiệu quả công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết định số 677/QĐ-UBDT ngày 05/10/2021 phê duyệt Dự án "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm về ma túy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025", Kế hoạch số 239/KH-UBDT ngày 22/2/2022 về việc thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm và mua bán người giai đoạn 2022-2025 trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chỉ đạo, hướng dẫn Cơ quan công tác dân tộc các tỉnh, thành phố triển khai xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện đồng bộ, thống nhất, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đã được cấp ủy, chính quyền vào cuộc quyết liệt và toàn thể nhân dân tích cực hưởng ứng góp phần ổn định làm trong sạch vững mạnh; tiếp tục thực hiện công tác xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy, mại dâm gắn với thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới", "Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc" và tiếp tục xây dựng, nhân rộng mô hình điểm sạch về tệ nạn xã hội tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Cơ quan công tác dân tộc các tỉnh, thành phố đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai công tác tuyên truyền, thông tin, nâng cao nhận thức, hiểu biết của đồng bào về phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, mại dâm và mua bán người trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh phong trào toàn dân phát hiện, tố giác người sử dụng, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, mại dâm và mua bán người; phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về ma túy ở các xã, phường, thị trấn, thành phố đặc biệt ở các xã giáp biên giới, góp phần xây dựng mô hình xã không có tệ nạn ma túy…
Trong đó, vận động người có uy tín, già làng, trưởng thôn, buôn, bản, chức sắc tôn giáo, trưởng họ tộc… tham gia hoạt động tuyên truyền, giáo dục, góp phần tác động tích cực, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong thời gian qua, các tỉnh, thành phố đã tổ chức hàng nghìn cuộc tuyên truyền bằng tiếng dân tộc trên hệ thống đài phát thanh, truyền hìnhruyền thanh, báo chí, mạng xã hội tờ rơi, tờ gấp; băng rôn...
Đặc biệt, cơ quan công tác dân tộc đã tổ chức liên hoan tuyên truyền phòng, chống ma túy và mua bán người bằng hình thức sân khấu hóa, xây dựng một mô hình về phòng, chống tội phạm ma túy tại xã biên giới…
Cơ quan công tác dân tộc các tỉnh, thành phố cũng phối hợp với các sở, ban, ngành thường xuyên đưa công tác kiểm tra, nắm tình hình công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và mua bán người vào kế hoạch công tác của đơn vị; tổ chức lồng ghép thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trong triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách được giao tại cơ sở; phối hợp, đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác phòng chống ma túy, tội phạm ma túy vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Cơ quan công tác dân tộc ở nhiều tỉnh không được cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ; cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng chưa thực sự hiệu quả, tội phạm môi giới mại dâm và mua bán người ngày càng tinh vi, sử dụng công nghệ cao; công tác hỗ trợ, dạy nghề, cho vay vốn, tạo việc làm còn nhiều hạn chế…
Để tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, mua bán người trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ủy ban Dân tộc đề nghị cơ quan dân tộc các tỉnh, thành phố tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng có liên quan trong tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức triển khai có hiệu quả việc thực hiện phòng, chống ma túy, mại dâm và mua bán người với các nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, mại dâm, mua bán người đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Chủ động nắm tình hình thực tế tại địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt ở những điểm nóng, nhạy cảm có khả năng và nguy cơ cao liên quan đến buôn bán, vận chuyển ma túy, tệ nạn mại dâm và mua bán người, qua đó kịp thời tham mưu, đề xuất với các cơ quan chức năng liên quan nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống, đấu tranh đẩy lùi tệ nạn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; lồng ghép với các nhiệm vụ được giao để tuyên truyền công tác phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, mại dâm, mua bán người; kiểm tra, thanh tra, nắm tình hình thực hiện công tác phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS, mại dâm, mua bán người trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nêu gương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống ma túy ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Ma túy có rất nhiều loại như: Heroin, cần sa, ma tuý đá, thuốc lắc, viên ma túy tổng hợp ... và được đối tượng buôn bán ngụy trang một cách tinh vi; lôi kéo người sử dụng dẫn đến nghiện ngập. Đáng báo động, đối tượng sử dụng ma túy tập trung ở độ tuổi thanh niên, thậm chí đã bắt đầu trẻ hóa đến tuổi vị thành niên và học sinh. Những kẻ buôn bán ma túy thường dụ dỗ các đối tượng học sinh, sinh viên bằng cách cho hút không mất tiền, khi đã nghiện thì các em sẽ trở thành công cụ để chúng kiếm tiền, đưa vào con đường: trộm cắp, cướp giật, mua bán ma túy.
Nguy hiểm hơn, một số em có quan niệm sai lầm cho rằng chơi thuốc lắc hay ma túy đá, ma tuý cỏ chỉ gây hưng phấn tức thời nhằm giải trí cho vui, chứ hoàn toàn không gây nghiện. Các em sử dụng ma túy đá, ma tuý cỏ để vui chơi hết mình, chứng tỏ đẳng cấp mà không biết rằng nó có sức tàn phá ghê gớm đến sức khỏe, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội: Chém giết người vô cớ, cuồng dâm, hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi của mình, nặng hơn sẽ mắc bệnh tâm thần, suy kiệt thể chất và suy giảm khả năng tình dục, dẫn đến vô sinh; các cơ quan nội tạng sẽ nhanh chóng suy yếu, kiệt quệ, nó tàn phá hệ thống dây thần kinh, hủy hoại não bộ gấp nhiều lần so với thuốc lắc…
Nghiện ma túy là nguyên nhân làm gia tăng những tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự. Để có tiền thỏa mãn cơn nghiện, người nghiện không từ một hành vi nào để kiếm tiền; Nghiện ma túy làm lây lan đại dịch HIV/AIDS trong cộng đồng qua hành vi tiêm chích ma túy chung bơm kim tiêm và quan hệ tình dục không an toàn do say thuốc lắc và là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tệ nạn mại dâm; Gây tốn kém ngân sách Nhà nước thay vì để lo phúc lợi công cộng lại phải xây dựng cơ sở chữa bệnh, tổ chức lực lượng phòng, chống và giải quyết các hậu quả tác hại do tệ nạn ma túy gây ra đề nghị nhân dân hãy tích cực tham gia vào việc phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với tệ nạn ma túy bằng các hành động thiết thực như giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý;
Quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý; Khi phát hiện các hành vi mua bán, sử dụng, trồng cây có chưa chất ma tuý cần báo ngay cho cơ quan công an hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh (nếu có sử dụng).
Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng; phòng chống tái nghiện
Vì một xã hội tươi đẹp hơn “Hãy nói không với ma túy”, “Hãy bảo vệ thế hệ trẻ trước hiểm hoạ ma tuý”.
Hồng Nhung (t/h)
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?