Chủ Nhật, 22/12/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025

Thứ bảy, 02/04/2022
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1227/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 7 năm 2021 Phê duyệt danh sách 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, có 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn bao gồm: La Hủ, Phù Lá, La Chí, Kháng, Hà Nhì, Xinh - mun, Co, Tà - ôi, Cơ tu, Khơ - mú, Bru - Vân Kiều, Mnông, Ra - glai, Xơ - đăng, Hmông, Xtiêng, Gia - rai, Dao, Nùng, Tày, Sán Chay, Lào, Giáy, Giẻ - Triêng, Mường, Ba - na, Hrê, Chăm, Ê-đê, Cơ - ho, Khơ - me, Mạ; 14 dân tộc có khó khăn đặc thù gồm: Ơ - đu, Brâu, Rơ - măm, Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Cơ Lao, Mảng, Lô Lô, Chứt, Lự, Pà Thẻn, La Ha.

Theo Quyết định này, tỉnh Kon Tum có 16 dân tộc thuộc diện khó khăn và 03 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành công đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 đó là:

16 dân tộc thuộc diện các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn gồm: dân tộc Xơ – đăng, Ba na, Gia rai, Tày, Khơ – me, Mường, Nùng, Dao, Sán Chay, Ê-đê, Giáy, Kháng, Khơ Mú, Cơ Tu sinh sống trên địa bàn 10 huyện/thành phố;

03 dân tộc có khó khăn đặc thù gồm: dân tộc Brâu, Rơ – măm, Chứt sinh sống trên địa bàn các huyện Ngọc Hồi, huyện Sa Thầy và huyện Ia HD’rai.

Căn cứ đề nghị của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Dân tộc tổng hợp, thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù theo quy định hiện hành.

Các dân tộc có khó khăn đặc thù được phê duyệt ở trên được tiếp tục hưởng các chính sách áp dụng đối với các dân tộc thiểu số rất ít người đã ban hành và còn hiệu lực.

Theo quy định, dân tộc còn gặp nhiều khó khăn là dân tộc thiểu số sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ và đáp ứng một trong các tiêu chí sau: có tỷ lệ hộ nghèo lớn hơn từ 1,5 lần trở lên so với bình quân chung tỉ lệ hộ nghèo của 53 dân tộc thiểu số; có tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông lớn hơn 1,5 lần so với bình quân chung tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông của 53 dân tộc thiểu số; có tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi lớn hơn 1,5 lần so với bình quân chung tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi của 53 dân tộc thiểu số.

Dân tộc có khó khăn đặc thù là dân tộc thiểu số sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ, có dân số dưới 10.000 người.

Hồng Nhung

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?