Thứ Tư, 16/10/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Ninh Bình triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thứ ba, 08/10/2024
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Giai đoạn 2021-2025, Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư đối với 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: Chương trình phát triển kinh tế  - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang triển khai hiệu quả đối với cả 3 Chương trình, trong đó có đóng góp tích cực của đồng bào dân tộc thiểu số.

Sản phẩm mật ong Cúc Phương. (Ảnh: Hồng Nhung)

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai thực hiện tại 07 xã, 04 thôn thuộc huyện Nho Quan với tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 là 326.385 triệu đồng (ngân sách tỉnh, nguồn vốn đầu tư phát triển: 85.000 triệu đồng; ngân sách tỉnh, nguồn vốn sự nghiệp: 114.650 triệu đồng; vốn tín dụng: 124.805 triệu đồng; vốn huy động khác: 1.930 triệu đồng) đối 07 Dự án, kết quả thực hiện đến thời điểm tháng 8 năm 2024 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Đối với Dự án 1: Hỗ trợ cho hộ dân tộc thiểu số nghèo thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa có đất ở; chưa có nhà ở hoặc nhà ở bị dột nát, hư hỏng; làm nghề nông, lâm nghiệp nhưng không có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức quy định của địa phương; có khó khăn về nước sinh hoạt. Ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số thuộc danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù; hộ nghèo có phụ nữ là chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động. Đã thực hiện hỗ trợ về đất ở cho 18 hộ gia đình với tổng kinh phí 390 triệu đồng, hỗ trợ về nhà ở cho 16 hộ (14 hộ xây mới, 02 hộ sửa chữa) với tổng kinh phí 1.500 triệu đồng, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 59 hộ gia đình với tổng kinh phí 600 triệu đồng, hỗ trợ nước sinh hoạt với tổng kinh phí thực hiện 260 triệu đồng (mua téc nước hỗ trợ cho 87 hộ).

Về Dự án 3: Hỗ trợ nguyên liệu, giống cây, con, vật tư kỹ thuật để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác; hỗ trợ xây dựng các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tổng số hộ được hỗ trợ là 154 hộ, với tổng kinh phí thực hiện 6.370 triệu đồng.

Dự án 4: Đầu tư xây dựng, cải tạo 24 công trình (gồm 07 công trình đường giao thông nông thôn, 05 công trình trường học, 04 công trình thủy lợi, 01 công trình điện nông thôn, 01 công trình nhà văn hóa thôn, 02 công trình trạm y tế, 02 công trình hạ tầng khác, sửa chữa 02 chợ) phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh gồm đường giao thông; công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn, bản; trường, lớp học đạt chuẩn; các công trình thủy lợi kênh mương nhỏ; các công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán để phục vụ nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật. Nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, mua sắm trang thiết bị cho các trạm y tế xã bảo đảm đạt chuẩn công trình; hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với tổng kinh phí thực hiện 13.760 triệu đồng, gồm 07 công trình đường giao thông nông thôn, 05 công trình trường học, 04 công trình thủy lợi, 01 công trình điện nông thôn, 01 công trình nhà văn hóa thôn, 02 công trình trạm y tế, 02 công trình hạ tầng khác, sửa chữa 02 chợ.

Dự án 5: Hỗ trợ lao động tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm; hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tìm kiếm được việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Tổ chức 04 lớp đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình và 01 đoàn đi học tập kinh nghiệm các kỹ năng về phát triển cộng đồng và các nội dung liên quan khác cho cán bộ cơ sở thực hiện Chương trình cấp xã và cấp thôn, với tổng kinh phí thực hiện 1.320 triệu đồng.

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch được triển khai với 19 nội dung thành phần (Tổ chức khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường tại 75 thôn, bản; Tổ chức 02 Lễ hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Nho Quan; tổ chức 8 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 545 lượt người; 07 lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ khách du lịch cho đồng bào tại các điểm đến du lịch của 07 xã; 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Mường cho công chức văn hóa xã, nghệ nhân, trưởng thôn/bản, người uy tín của 07 xã vùng dân tộc thiểu số. Hỗ trợ chương trình nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa phi vật thể của dân tộc Mường có nguy cơ mai một, gồm: chương trình bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, tập quán xã hội, nhạc vụ, nhà sàn, trang phục, các môn thể thao truyền thống… Xây dựng 02 mô hình văn hóa truyền thống dân tộc Mường; Củng cố, duy trì hoạt động của 07 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại 07 xã vùng dân tộc và miền núi. Hỗ trợ hoạt động cho 40 đội văn nghệ truyền thống với số lượng khoảng 1200 người, đầu tư xây dựng 02 điểm đến du lịch tiêu biểu, sản xuất 01 bộ phim tư liệu về văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. Ngoài ra còn tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống nhằm bảo tồn các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian của dân tộc Mường), những kết quả đạt được đã góp phần khích lệ đồng bào các dân tộc thiểu số biết giữ gìn, trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc mình, từ đó phát huy phục vụ nâng cao đời sống cộng đồng.

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Thực hiện hỗ trợ xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh, phòng chống bệnh Thalassemia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số; chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nhỏ lồng ghép trong chăm sóc trước, trong và sau sinh nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số; Chăm sóc sức khỏe, giảm tử vong bà mẹ, trẻ em; Tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em. Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 là 13.289 triệu đồng.

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

Trên địa bàn tỉnh triển khai 03 tiểu dự án với 07 nội dung thành phần. Kết quả: đã tổ chức 14 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về trợ giúp pháp lý, 112 hội nghị, hội thảo biểu dương, tôn vinh người có uy tín tiêu biểu, tập huấn phổ biến giáo dục pháp luật; tổ chức thăm hỏi 137 lượt người có uy tín nhân dịp Lễ, Tết và thân nhân người có uy tín khi ốm đau; tổ chức 200 buổi truyền thông phổ biến, giáo dục pháp luật; in ấn trên 15.000 tài liệu, với tổng kinh phí đã thực hiện là 3.076 triệu đồng./.

Hồng Nhung

Bài viết khác
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?