Chủ Nhật, 22/12/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Nhận diện một số hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc và công tác dân tộc xâm phạm an ninh quốc gia

Thứ hai, 26/02/2024
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề dân tộc vẫn đang là điểm nóng ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, ảnh hưởng không nhỏ trên nhiều phương diện của đời sống xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa an ninh khu vực và thế giới. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, tổng dân số của Việt Nam là 96,2 triệu người, trong đó dân tộc Kinh hơn 82 triệu người, chiếm 85,32% dân số; 14,68% dân số còn lại thuộc về 53 dân tộc thiểu số, có những dân tộc thiểu số có dân số trên 1 triệu người, như: Tày, Thái, Mông, Khmer, Nùng...; có những dân tộc dân số chưa đến 5.000 người, sống phân bố và xen kẽ trên các địa bàn rộng lớn, tập trung chủ yếu là ở các vùng trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Quá trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc không giống nhau, song nhìn chung, các dân tộc luôn có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Đồng bào các dân tộc luôn đồng hành cùng tiến trình lịch sử phát triển dân tộc, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, Đại hội XIII tiếp tục khẳng định quan điểm: "Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”. Chú trọng tính đặc thù của từng dân tộc thiếu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Đặc biệt là, "có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững" (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr. 170).

Trên thực tế, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đang đi vào cuộc sống, mang lại sự bình đẳng, quyền và lợi ích hợp pháp trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết các dân tộc, tương trợ, tương thân, tương ái, cùng nhau tiến bộ, phát triển giữa các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho người dân; phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; phòng, chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi, kỳ thị, chia rẽ các dân tộc; nghiêm khắc xử lý các cá nhân, tổ chức lợi dụng vấn đề dân tộc gây mất đoàn kết, chống phá Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, những chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước khi áp dụng vào đời sống vẫn còn những bất cập, hạn chế, như: một số hệ thống chính sách còn dàn trải, chồng chéo, nhiều nội dung chưa rõ ràng, chưa có trọng tâm, trọng điểm; khả năng hiện thực hóa một số chính sách gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn lực, ch phát huy tối đa thế mạnh của từng địa phương: công tác k tra, đánh giá, tổng kết ở một số nơi chưa được thực hiện thường xuyên; việc rà soát, hoàn thiện nhiều chính sách, chương trì đề án còn chậm trễ... Thực tiễn cho thấy, công tác quản lý ở cấp cơ sở một số địa phương còn lỏng lẻo, chưa sâu sát, chưa nắp bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là do trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế, việc triển khai chính sách chưa thật sự chuyên nghiệp, còn lúng túng trong khâu hướng dẫn thực hiện.

Những hạn chế, non yếu trên đã tạo cớ để các thế lực thù địch khoét sâu, lợi dụng vấn đề dân tộc để xâm phạm an ninh quốc gia, bằng các thủ đoạn: (theo: Nguyễn Đức Quỳnh (2019), Nhận diện thủ đoạn lại dụng dân tộc thiểu số đề chống phá chế độ, nguồn http://cand.com):

Một là: Xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Ch Minh, các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc nhằm bôi nhọ, bóp méo sự thật, chia rẽ đoàn kết dân tộc. Chúng đánh tráo và đồng nhất khái niệm quyền dân tộc tự quyết là quyền của quốc gia - dân tộc với quyền của các dân tộc thiểu số để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm làm cho đồng bào dân tộc ngộ nhận rằng, quyền dân tộc tự quyết là quyền riêng đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ đó, chúng tìm cách kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc đòi "quyền dân tộc tự quyết, tự quản, đòi thành lập nhà nước riêng (như: "Nhà nước Tin Đề-ga ở Tây Nguyên, "Vương quốc Khmer Krom" ở Tây Nam Bộ, "Vương quốc Mông" ở Tây Bắc...) thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Qua đó nhằm hình thành các tổ chức đối lập với Đảng, Nhà nước ta. Bên ngoài, các tổ chức người Việt lưu vong ở nước ngoài, như: "Hội người Mông thế giới", "Hội người Thượng Đề-ga"... tích cực móc nối, tài trợ, chỉ đạo một số đối tượng trong nước thu hút, tập hợp lực lượng, hình thành nhen nhóm phản động gây mất ổn định chính trị ở địa phương.

Hai là, lợi dụng các vấn đề về lịch sử, đất đai và cuộc sống còn khó khăn của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số để vu cáo Nhà nước ta "phân biệt đối xử", "đàn áp người dân tộc thiểu số", ép người dân tộc thiểu số phải "bỏ đạo, bỏ văn hóa truyền thống của tộc người" hòa nhập với "cuộc sống văn minh" của người Kinh... để kích động, lôi kéo người dân tộc thiểu số biểu tình, bạo loạn, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự xã hội.

Ba là, lợi dụng những thiếu sót của ta trong việc thi hành các chính sách dân tộc, giải quyết khiếu nại, tố cáo... ở vùng dân tộc thiểu số để mua chuộc lôi kéo những phần từ xấu và người dân tộc thiểu số chống đối, gây xung đột, mâu thuẫn, từ đó đẩy lên cao trào, tạo cớ can thiệp vào những vấn đề nội bộ về chính trị - xã hội ở địa phương, ở nước ta. Chúng còn lợi dụng sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên; triệt để xoáy sâu tâm lý và sự dồn nén bức xúc do số cán bộ, đảng viên này gây ra với đồng bào để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới nhằm làm cho nhân dân mất niềm ti Đảng, vào chính quyền.

Bốn là, tác động Quốc hội Mỹ và các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo tổ chức các cuộc điều trần, hội thảo, họp báo nhằm xuyên bóp méo tình hình nhân quyền ở các vùng dân tộc thiểu số của nước ta. Điển hình như: Báo cáo tình hình nhân quyền thế hàng năm của Anh, Mỹ: Nghị quyết của Nghị viện EU... Trong đó, chỉ riêng Hạ viện Mỹ hằng năm đã liên tục thông qua nhiều Dự luật, Nghị quyết về quyền của người dân tộc thiểu số tại Việt Nam, như: Dự luật H.R 1897, Nghị quyết H.Res.484... hay báo cáo thường niên của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), chức Ân xá Quốc tế (Al)... Đặc biệt, các tổ chức phản động lưu vong còn tìm cách tham gia các diễn đàn của Liên hợp quốc gây sức ép đòi Nhà nước Việt Nam phải trao "quyền tự quyết, quản" cho người Khmer, người Thượng... ở trong nước.

Năm là, lợi dụng kênh ngoại giao song phương, đa phương hợp tác quốc tế với Việt Nam để lồng ghép vấn đề "cải thiện dân chủ, nhân quyền" trong các nội dung hợp tác với nước ta, gây sức ép về vấn đề quyền của người dân tộc thiểu số, đòi "quyền dân tộc tự quyết" cho các nhóm dân tộc thiểu số trong quan hệ với Việt Nam. Các thế lực thù địch còn thông qua tiếp xúc, làm việc với các cơ quan chức năng để phát tán, truyền bá các tài liệu văn bản, như: thư ngỏ, thông cáo báo chí... hoặc gửi kháng thư tới các lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm xuyên tạc tình hình dân đủ, nhân quyền, trong đó có quyền của người dân tộc thiểu số ở trong nước, qua đó, hòng hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Sáu là triệt để lợi dụng trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào các dân tộc thiểu số để “tôn giáo hóa các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, tập trung vào địa bản Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Chúng lập ra các "tôn giáo riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, như: "Tin lành Đề-ga" ở Tây Nguyên: “Tin lành của người Mông" ở Tây Bắc, “Phật giáo của người Khmer" ở Tây Nam Bộ... Qua đó, hòng tập hợp, lôi kéo đồng bào dân tộc đi theo các tôn giáo rồi dùng thần quyền, giáo lý để nắm và khống chế quần chúng, chi phối các địa bàn, hình thành lực lượng đối trọng với chính quyền. Thông qua tôn giáo dụ dỗ đồng bào cản trở việc thực hiện chính sách, pháp luật, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở địa phương.

Trong thời gian tới, các thế lực thù địch vẫn sẽ tiếp tục lợi dụng quyền của người dân tộc thiểu số nhằm thúc đấy chiến lược “Diễn biến hòa bình" đối với nước ta. Để phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả hoạt động này, các cơ quan chức năng và truyền thông cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giáo dục năng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyền của đồng bào các dân tộc thiểu số theo luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam, về âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc hòng chống phá Việt Nam để đồng bào đề cao cảnh giác, không nghe theo kẻ xấu, không bị kẻ địch lợi dụng và tự giác thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo.

Chỉ trên cơ sở nâng cao nhận thức, tư tưởng của cả hệ thống chính trị, của toàn dân mà trực tiếp là của đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo về các nội dung trên, thì chúng ta mới thực hiện tốt chính sách dân tộc, vô hiệu hóa được sự lợi dụng vấn đề dân tộc của các thế lực thù địch (Sổ tay tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo, Nxb.Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2023).

BBT

 

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?