Dân tộc và tôn giáo là những vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp. Thế kỷ XXI là thế kỷ có nhiều diễn biến phức tạp về tôn giáo và dân tộc. Trong nhiều trường hợp vấn đề tôn giáo gắn kết với vấn đề dân tộc, không chỉ liên quan đến nhân quyền, mà còn là nguyên nhân, nguyên cớ của những xung đột vũ trang. Vấn đề tôn giáo trong điều kiện toàn cầu hóa và cách mạng khoa học, công nghệ thông tin dễ dàng vượt khỏi phạm vi quốc gia và trở thành vấn đề quốc tế. Chính sách pháp luật về tôn giáo, dân tộc nếu không được xây dựng và thực hiện tốt, thường dễ bị lợi dụng, kích động trở thành mâu thuẫn, thù hận, chia rẽ giữa các tôn giáo, thậm chí trở thành xung đột xã hội dưới vỏ bọc dân tộc, tôn giáo. Các thế lực xấu, cực đoan sẽ tiếp tục tìm cách lợi dụng tôn giáo để chia rẽ sự đoàn kết trong cộng đồng từng dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc, chống lại xu hướng phát triển tiến bộ của loài người, thậm chí thúc đấy xu hướng ly khai...
Với đặc điểm là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào môi trường khu vực và toàn cầu, công tác thông tin, tuyên truyền về tôn giáo, dân tộc đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo lập nhận thức đúng đắn của xã hội về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách, pháp luật về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước; nâng cao tỉnh thần cảnh giác cho người dân trước các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, và đời sống nhân dân; chủ động đấu tranh bác bỏ quan điểm, luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thể lực thù địch về tình hình tôn giáo, dân tộc của Việt Nam.
Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo, đội ngũ phóng viên, tuyên truyền viên cần trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết cơ bản về dân tộc, tôn giáo; nắm chắc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc, tôn giáo; hiểu biết về phong tục, tập quán của các dân tộc, giáo lý, giáo luật, lễ nghi của các tôn giáo, các xu thế tích cực, tiến bộ trong tôn giáo (xu hướng nhập thế, dân tộc hóa và dân chủ hóa); trau dồi kỹ năng, phương pháp tuyên truyền, phổ biến để lựa chọn chủ đề, nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn, nhóm đối tượng, tránh những sai sót khi tác nghiệp, tạo cớ cho các thế lực thù địch lợi dụng. Sử dụng các nền tảng mạng xã hội, chủ động tìm hiểu, nắm bắt tâm tư tình cảm, những vấn đề bức xúc của nhân dân; phát hiện kịp thời các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên không gian mạng để tổ chức thực hiện các tuyến tin bài, tài liệu tuyên truyền định hướng dư luận xã hội, đấu tranh phản bác lại các luận điệu sai trái, xuyên tạc của thế lực thù địch, phản động.
Các chủ đề nội dung cần tập trung tuyên truyền:
(1) Chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, những quan điểm mới của Đại hội XIII của Đảng về dân tộc, tôn giáo...
(2) Các quy định pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;
(3) Kết quả công tác dân tộc, công tác tôn giáo; biểu dương, nhân rộng bài học kinh nghiệm, cách làm hay của các địa phương, cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo;
(4) Tôn vinh, biểu dương vai trò đóng góp của đội ngũ giả làng, trưởng thôn/bản đối với sự phát triển cộng đồng, xã hội ở vùng dân tộc thiểu số; các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành trong tuyên truyền, vận động giáo dân sống "tốt đời, đẹp đạo";
(5) Đấu tranh, phê phán những biểu hiện vi phạm chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo, như: hoạt động dân tộc, tôn giáo trái pháp luật (tuyên truyền tà đạo, kích động giáo dân chống đối chế độ, kích động tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào dân tộc...), hủ tục, mê tín dị đoan đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc gây ảnh hưởng xấu đối với xã hội;
(6) Đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng việc xử lý hoạt động dân tộc, tôn giáo vi phạm pháp luật để kích động quần chúng; vu cáo, xuyên tạc Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, bóp méo sự thật về tỉnh hình dân chủ, bình đẳng dân tộc, tự do tín ngưỡng, tôn giáo 6 Việt Nam... nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn;
(7) Tăng cường khai thác, phổ biến các tuyến tin bài: tuyên truyền về các giá trị tốt đẹp của các tôn giáo, sự khoan dung đoàn kết cộng đồng giữa các tôn giáo; những đóng góp và sự tham gia của các tôn giáo trong các hoạt động xã hội hóa về y tế, giáo dục, trợ giúp xã hội, dạy nghề, từ thiện nhân đạo, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu...; những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cùng những đóng góp, sáng tạo của người Việt Nam trong cộng đồng thế giới nhằm khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung tin bài, tài liệu tuyên truyền, phản ánh cần thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, có định hướng, phù hợp với tình hình, với từng đối tượng, đặc điểm khu vực vùng miền, bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, địa phương nhằm giúp công chúng và đồng bào dân tộc thiểu số, các chức sắc và tín đồ tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, "gắn bó đạo với đời" góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh. Đồng thời luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động nhận diện phòng ngừa, đấu tranh, phản bác lại các luận điệu sai trái nhằm hạn chế và đẩy lùi tư tưởng tôn giáo cực đoan hoặc lợi dụng vẫn đề dân tộc, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhân quyền của các thế lực thù địch để chống phá Đảng, Nhà nước.
Các cơ quan báo chí, truyền thông và các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội cần thúc đẩy mạnh chuyến đối số, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo. Hiện nay nước ta có hơn 96 triệu dân, 130 triệu thuê bao điện thoại, 65 triệu người dùng mạng xã hội, đây có thể được coi là lợi thế trong công tác tuyên truyền.
Các cơ quan báo chí, truyền thông cần tạo điều kiện để phóng viên, biên tập viên và cán bộ làm công tác truyền thông có điều kiện nâng cao kỹ năng sử dụng internet, mạng xã hội... một cách chủ động, hiệu quả nhằm phản bác, lan tỏa sâu rộng những thông tin tích cực, chính thống nhằm pha loãng các luồng thông tin sai sự thật.
Các địa phương cần tăng cường bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tuyên truyền cho đội ngũ tuyên truyền viên; người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; các chức sắc, chức việc của các tổ chức tôn giáo, hướng dẫn viên du lịch, cán bộ thông tin, tuyên truyền ở cơ sở; tổ chức các hoạt động tìm hiểu về dân tộc, giá trị của các tôn giáo đối với đời sống xã hội thông qua hội thi, phố biến, tư vấn pháp luật, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.
Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí, truyền thông, xuất bản cần khai thác kết quả nghiên cứu về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo của các viện nghiên cứu để xây dựng, biên soạn nội dung tài liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo. (Tham khảo: Sổ tay tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2023).
Hồng Vân (t/h)
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?