Chủ Nhật, 22/12/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Một số biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng tảo bôn, hôn nhân cận huyết thống

Thứ tư, 03/01/2024
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 10 điểm ( 2 đánh giá )

Đối với thanh thiếu niên và các bậc cha mẹ, ông bà

- Cần nhận diện đúng những hậu quả, hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (thất học, nghèo đói, bệnh tật, cuộc sống gia đình không hạnh phúc...) để từ bỏ những quan niệm lạc hậu, những suy nghĩ giản đơn về hôn nhân: "lo ế", cho con kết hôn sớm để tự lo cho gia đình mới, yêu là lấy, cứ khác họ kết hôn được; con cô, con cậu lấy nhau dễ sai bảo, dễ thông cảm và thương yêu nhau hơn, vợ chồng không bỏ nhau... Từ đó, khắc phục những yếu tố lạc hậu trong tập quán hôn nhân của dân tộc mình để có sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt trong hôn nhân.

- Cần quan tâm, định hướng giáo dục cho con cháu giới hạn trong ứng xử, quan hệ bạn bè, thể hiện tình cảm đúng mực, đừng độ tuổi... để tránh những việc đáng tiếc xảy ra, buộc phải tảo hồn, kết hôn cận huyết thống.

Mỗi người hãy nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đi tuổi trở lên mới kết hôn; không kết hôn với người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời.

Đối với nhà trường

- Cần đẩy mạnh việc giáo dục toàn diện về kỹ năng sống (tình bạn, tình yêu tuổi học trò, hôn nhân và gia đình...); kiến thức giới tỉnh, sức khỏe sinh sản vị thành niên; hệ lụy, hậu quả của việc bỏ học, kết hôn sớm, kết hôn cận huyết thống... thông qua các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ đối với học sinh, nhất là học sinh THCS và THPT dân tộc bán trú, nội trú. Những nội dung, hình thức giáo dục này sẽ giúp các em có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết, hữu ích để có những định hướng đúng đắn, tốt đẹp cho tương lai của mình.

- Chú trọng triển khai mô hình "Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" cho đối tượng học sinh THCS và THPT qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, hội thì tuyên truyền viên. Qua đó, giúp các em được thực hành, được trải nghiệm và thể hiện bản thân; tích lũy kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ mình, không kết hôn sớm, không kết hôn cận huyết thống, phát huy năng lực, sở trường của mình, chia sẻ thông tin với bạn bè và có thể trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong hoạt động truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hỗn nhân cận huyết trong bạn bè và người thân.

Phối hợp với chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thế chung tay đấy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đối với học sinh nhà trường.

Đối với cơ quan văn hóa, dân số, y tế địa phương

- Phối hợp với chính quyền địa phương triển khai tốt mô hình can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống trên địa bàn. Tổ chức thành lập điểm tư vấn về hôn nhân ga đình, bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số, kế hoạch hóa gia đình cho các đối tượng: thanh thiếu niên từ 10 đến 20 tuổi; nhóm phụ nữ và nam giới kết hôn trước tuổi, các bà mẹ kết hôn trước tuổi đang mang thai hoặc đã sinh con; các cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống đã sinh con hoặc đang mang thai... tại các cụm dân cư thôn, bản, xã, phường; cung cấp ấn phẩm truyền thông liên quan nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho các nhóm đối tượng có nguy cơ giúp họ thay đổi quan niệm, nhận thức, chuyến đối hành vi trong hôn nhân theo quy định của pháp luật, dần loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của các tập quán lạc hậu trong hôn nhân, gia đình, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

- Bảo đảm cho thanh thiếu niên nam và nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn có khả năng tiếp cận các dịch vụ chất lượng về chăm sóc sức khỏe sinh sản; dịch vụ tư vấn về tâm lý, tình dục và các dịch vụ xã hội khác.

- Phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tuyên truyền ở địa phương để phối hợp phố biến, tuyên truyền những nội dung của Luật Hôn nhân và ga đình, Luật Trẻ em, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Pháp lệnh về Dân số và các văn bản liên quan đế công tác triển khai thực hiện Đề án 498 để người dân hiểu rõ các quy định từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, dân số, quyền trẻ em.

- Phối hợp với bộ đội biên phòng và các hội, đoàn thể, gìa làng, trưởng thôn/bản, ông mối, bà mối... ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tuyên truyền, vận động đồng bào thay đổi quan niệm lạc hậu, không thực hành tập quán tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phát huy chuẩn mực, tập quán tốt đẹp của tộc người để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông, kiến thức pháp luật, y tế trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cho đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn, bản để đội ngũ này làm tốt công tác tuyên truyền phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong cộng đồng dân cư.

Đối với cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể

- Phối hợp với cơ quan chuyên môn trên địa bàn và cơ quan Trung ương triển khai tốt mô hình can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào xây dựng làng, bản, gia đình văn hóa, đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng hương ước trong các làng, bản, khu dân cư phù hợp với pháp luật trên cơ sở phát huy những giá trị tích cực của luật tục, làm công cụ để cùng với pháp luật điều chỉnh các hành vi hôn nhân của thanh thiếu niên theo hưởng tiến bộ. Tổ chức cho các hộ gia đình trên địa bàn ký cam kết: Nam, nữ thanh niên kết hôn đúng độ tuổi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong các hoạt động văn hóa - xã hội của cộng đồng và các hoạt động công tác thường xuyên của chính quyền, đoàn thể; chú trọng giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn...

- Hỗ trợ hoạt động tư pháp, hộ tịch xã trong quản lý, cung cấp thông tin, tư vấn cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn; thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn và khai sinh theo quy định của pháp luật về hộ tịch cho trẻ em tại địa bàn; hỗ trợ trạm y tế xã, phường, thị trấn trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

- Tổ chức tốt hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp đồng bào nắm bắt được các quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình; đồng thời giúp họ so sánh luật tục với pháp luật để loại bỏ các quy định lạc hậu trong hôn nhân và gia đình.

- Các tổ chức đoàn thể cần tăng cường tuyên truyền, vận động gia đình, dòng tộc, cộng đồng... không ủng hộ hành vi kết hôn cận huyết thống.

- Đảng viên, cán bộ chính quyền, cán bộ các đoàn thể, những người có uy tín trong cộng đồng gương mẫu thực hiện các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động gia đình, dòng họ thực hiện tốt các quy định này.

- Khi phát hiện các trường hợp kết hôn cận huyết thống chính quyền địa phương cần phối hợp với các tổ chức, đoàn thể giải thích, vận động để đôi nam, nữ và hai bên gia đình không tổ chức lễ cưới. (Tài liệu tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội (2023).

Hoàng Tươi (t/h)

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?