Chủ Nhật, 22/12/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Kỹ thuật trồng lạc năng suất cao

Thứ ba, 23/01/2024
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 2 điểm ( 2 đánh giá )

Lạc (còn được gọi là đậu phộng hay đậu phụng), danh pháp khoa học là arachis hypogaea. Đây là một loài cây thực phẩm thuộc họ đậu, có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ.

Cây lạc là cây thân thảo hàng năm, có thể cao từ 3 – 50cm. Lá mọc đối, kép hình lông chim với 4 lá chét, kích thước lá chét dài 1 – 7cm và rộng 1 - 3cm Hoa dạng hoa đậu điển hình, màu vàng, có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2 – 4cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3 – 7cm, chứa 1 - 4 hạt và quả (củ), thường ẩn dưới đất để phát triển. Trong danh pháp khoa học của loài cây này, phần tên chỉ tính chất loài là "hypogaea", có nghĩa là “dưới đất” để chỉ đặc điểm quả được nằm dưới đất.

Ở nước ta, cây lạc được trồng chủ yếu ở những chân đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất phù sa có thành phần cơ giới nhẹ, số ít được trồng trên đất đỏ bazan...

Chăm sóc lạc. Ảnh: Minh Khang

Thời vụ

Thời vụ gieo trồng lạc bao gồm:

Vụ xuân: Gieo từ 15/1 - 25/2 dương lịch.

Vụ thu: Gieo xong trước 5/7 , gieo ngay khi thu hoạch cây vụ xuân. Vụ đông: Thường cây lạc đông được trồng trong tháng 9 dương lịch. Nếu trồng sau tháng 9, khi cây ra hoa đâm tia và phát triển quả (khoảng 30 - 35 ngày sau trồng) sẽ gặp rét, cây lạc phát triển chậm, năng suất thấp.

Chọn giống

Giống lạc MD7 và MD9:

Bà con nông dân có thể chọn và sử dụng một số giống mới có triển vọng và cho năng suất cao như sau:

+ Do bộ môn Miễn dịch của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam chọn tạo ra từ giống lạc nhập nội của Trung Quốc.

+ Giống có thời gian sinh trưởng từ 125 - 135 ngày vụ xuân, từ 1001110 ngày trong vụ thu đông.

+ Cây cao trung bình từ 35 - 50cm chịu hạn khá, năng suất trung bình 33 - 35 ta / h * a . Tỷ lệ nhân từ 68 - 70% Đặc biệt, giống MD7 có khả năng kháng được bệnh héo xanh vi khuẩn.

Giống L14:

+ Do Trung tâm nghiên cứu đậu, đỗ của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam nhập từ Trung Quốc.

+ Giống có thời gian sinh trưởng từ 130 – 140 ngày vụ xuân, từ 110 – 115 ngày vụ thu đông, là giống chịu thâm canh có tiềm năng năng suất cao, từ 38 - 40 tạ / ha Tỷ lệ nhân cao, đạt 70 - 72%

Giống TQ6:

+ Được tỉnh Hà Bắc (cũ) nhập nội từ Trung Quốc năm 1995.

+ Giống có thời gian sinh trưởng từ 125 – 130 ngày trong vụ xuân, từ 100 – 110 ngày trong vụ thu, là giống thấp cây, chống đổ tốt, chịu hạn khá, năng suất trung bình từ 28 - 30 tạ/ha.
Giống SĐ1:

+ Là giống mới được nhập nội từ Trung Quốc.

+ Giống này có tiềm năng năng suất cao, đạt 40 - 42 tạ / ha giống có thời gian sinh trưởng 130 - 140 ngày vụ xuân, từ 110 - 115 ngày vụ thu đông, tỷ lệ nhân 70 – 72%.

– Lưu ý chọn giống lạc vụ đông:

+ Nên dùng các giống có thời gian sinh trưởng trung bình khoảng = 100 ngày như L14, L23. Đây là những giống có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe, chịu sâu bệnh khá, năng suất khá cao, khoảng 25 ta / h * a / v * u tỷ lệ nhân đạt trên 72%, đã được nhiều địa phương sử dụng làm giống chủ lực.

+ Năng suất lạc đông thường quyết định bởi mật độ, vì vậy nên kiểm tra khả năng nảy mầm của giống trước khi trồng bằng cách: Tách nhân lạc để quan sát phôi và hai lá mầm. Nếu phôi còn trắng hồng, lá mầm không có biểu hiện xỉn mốc là tốt hoặc trồng thử vào cát.

Xử lý hạt giống

Giống lạc phải phơi lại dưới nắng nhẹ (hai nắng) trước khi đem đi trồng (phơi cả củ), phơi trên nong, nia, không được phơi trên nền xi măng. Lạc được tách vỏ, chọn những hạt to, mẩy đem gieo.

Có thể gieo bằng hạt hoặc ủ mầm trước khi gieo, ủ bằng nước ấm trong thời gian 8-10 tiếng, vớt ra, để ráo nước rồi đem ủ, khi hạt nhú mầm thì đem gieo.

Xử lý hạt giống bằng nước 2 sôi 3 lạnh: Đổ 31 nước lạnh vào xô, chậu, đổ tiếp 21 nước sôi vào khuấy đều, đổ 4kg lạc nhân vào ngâm 5 – 6 tiếng, sau đó vớt ra, rửa sạch nhớt, đem ủ 1 ngày đêm. Chọn những 5 hạt nảy mầm đem gieo trước, số còn lại tiếp tục ủ cho nảy mầm. Không c nên dùng lạc nảy mầm ở lần thứ ba.

Lưu ý: Chỉ xử lý hạt lạc trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa nhiều gây độ ẩm cao mà đã đến lúc thời vụ phải gieo trồng.

Kỹ thuật trồng lạc

Chọn đất trồng

Nên chọn chân đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ và dễ tưới, tiêu nước. Nếu chọn chân đất thịt nặng, khó chăm sóc, lạc phát triển chậm.
Cây lạc ưa đất nhẹ, tơi xốp, từ cát pha thịt đến thịt pha cát. Độ pH thích hợp là từ 5, 5 - 6, 5

Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, tỷ lệ hạt đất có đường kính nhỏ hơn 1cm chiếm trên 70%.

Làm luống có bề rộng 55 - 60cm cao 25 - 35cm trồng thành hàng đôi, hàng cách hàng 30 - 35cm trồng hai hạt mỗi gốc với gốc cách gốc 20 - 25cm
Nếu đất ướt, để trồng kịp thời vụ có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu (cày võ, không bừa) với kích thước luống: Chiều rộng 55 - 60cm, cao * 25 - 35cm trồng thành hàng đôi (tận dụng ánh sáng hàng rìa), hàng cách hàng 30 - 35cm trồng hai hạt mỗi gốc với gốc cách gốc 20 - 25cm sử dụng đất hun (rạc cỏ có lẫn đất để khô chất thành đống và đốt) kết hợp phân chuồng mục để đậy hạt khi trồng.

Gieo trồng

Mật độ

Mật độ trung bình từ 33-34 c hat ay / (m2) , khoảng cách thích hợp 20cm x 30cm.

Cách gieo trồng

Trên luống, rạch ba hàng dọc theo luống sâu 3 – 4cm, mỗi hàng cách nhau 30cm.

Hạt được gieo ở độ sâu 3 – 4cm, gieo theo khóm, các khóm cách nhau 20cm, mỗi khóm gieo hai hạt.

Kỹ thuật chăm sóc lạc

Phân bón

Sự cần thiết của phân bón

Cây lạc cần có một lượng dinh dưỡng rất lớn, nhất là đạm. Tuy nhiên, trên thực tế nhu cầu bón đạm cho cây lại rất thấp. Do cây có vi - khuẩn cộng sinh trong nốt sần ở rễ, có khả năng đồng hóa được đạm khí trời để cung cấp cho cây.

Nếu sản lượng thu hoạch khoảng 3 tấn/ha, cây lạc lấy đi (cho cả quả và thân lá) là 192kg đạm, 48kg lân, 80kg kali, 79kg canxi. Ngoài ra, cây còn cần rất nhiều các nguyên tố trung lượng và vi lượng khác như magiê, lưu huỳnh, đồng, kẽm, bo, molipden, mangan, sắt... Như vậy, nếu xét về tỷ lệ phân bón đa lượng cho cây thì lạc có cầu tỷ lệ
đạm – lân – kali xấp xỉ 4-1-2. Tuy nhiên, trên thực tế bón phân cho lạc thì lượng đạm cần bón được hạ thấp rất nhiều do đặc điểm tự tổng hợp đạm khí trời nhờ vi khuẩn cộng sinh. Lượng canxi cây cần và lấy đi từ đất cũng tương đương lượng kali, do vậy cần chú ý đặc điểm này. Theo một số tài liệu, lượng magiê cây cần cũng tương đương hoặc cao hơn lượng canxi. Ngoài ra, cây lạc cũng rất cần lưu huỳnh như những cây lấy dầu khác.

Vôi là một yếu tố quan trọng trong phân bón cho cây lạc, đặc biệt là khi đất có độ pH thấp. Nên bón vôi bằng cách rải trên ruộng và cày bừa để trộn vào đất trước khi trồng ít nhất 10 ngày. Phân đạm chỉ nên bón lượng đạm cao khi không hy vọng có đủ số lượng nốt sần cần thiết. Lân và kali luôn là hai nguyên tố cần thiết cho cây họ đậu, nhưng thường ở đất tốt thì hiệu lực của hai nguyên tố này không rõ. Ngược lại, ở những đất có độ phì thấp thì hiệu lực của hai nguyên tố này rất rõ, nhất là đất có độ cố định lân cao.

Liều lượng

Lượng phân cần cho cây lạc (1 sào):

Phân chuồng: 300 - 350kg. Phân được ủ mục, tốt nhất được chuẩn bị trước khi gieo lạc 1 tháng hoặc có thể dùng bùn ao đập nhỏ, đất cỏ hun... ủ chung với phân chuồng.

Phân lân: 15-20kg.

Phân đạm: 2,5 - 3,5kg.

Phân kali: 2-3kg.

Vôi bột: 15 – 20kg.

Cách bón

Bón lót:

+ Bón toàn bộ phân chuồng, lân, 50% đạm, 50% kali và 50% vôi bột.

+ Bón phân trên mặt luống xong, bừa lấp phân rồi mới rạch hàng gieo lạc hoặc bón phân vào hàng đã rạch cần lấp lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt. Tránh để hạt lạc tiếp xúc với phân vì dễ bị thối.

Bón thúc lần 1:

+ Bón khi lạc có 3 -4|a.

+ Bón lượng đạm và kali còn lại.

Bón thúc lần 2:

+ Bón khi lạc ra hoa rộ.

+ Bón lượng vôi còn lại, bón vào gốc.

Nên bón vôi vào buổi chiều mát.

Nước

Gieo hạt trong điều kiện đất phải đủ ẩm, nếu đất khô có thể tưới ruộng trước khi cày hoặc tưới trực tiếp vào rạch trước khi gieo hạt, tuyệt đối không nên tưới nước vào rãnh ngay sau khi gieo vì độ ẩm đất cao làm các phân vô cơ tan nhanh sẽ gây ra hiện tượng thối hạt.

Giai đoạn đầu đất còn ẩm đủ cho lạc phát triển, nếu gặp mưa gây úng cần thoát nước sớm trước 24 tiếng.
 

Thường sau khi lạc vụ đông có quả non, thời tiết bắt đầu khô hanh. Lúc này, cầp duy trì độ ẩm đất khoảng 75% bằng cách luân phiên tưới – dưỡng 10 – 15 ngày 1 lần đến trước thu hoạch 10 ngày.

Thời tiết khô hạn, nếu có điều kiện nên tưới cho lạc được càng tốt, đặc biệt ở giai đoạn ra hoa và đâm tia. Không được để lạc ngập úng nước. Có thể tiến hành tưới theo 2 cách sau:

+ Tưới phun đều ruộng lạc, ướt thấm đất.

+ Tháo nước đầy các rãnh, ngập hết mặt luống thì tháo nước ra.

Một số kỹ thuật chăm sóc khác

Vun xới

Xới lần 1:

+ Khi cây có 2 – 3 lá thật (sau mọc 10 – 12 ngày).

+ Xới phá váng, không vun để tạo độ thoáng dưới gốc, giúp cành cấp 1 phát triển.

Xới lần 2:

+ Khi cây có 7 – 8 lá thật (sau mọc 30 – 35 ngày), trước khi ra hoa.

+ Nên xới sâu 5 – 6cm giữa hàng, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, chú ý không vun gốc.

Xới lần 3:

+ Sau khi lạc ra hoa rộ 7 - 10 ngày.

+ Xới và kết hợp vun gốc.

Làm cỏ

Làm cỏ lần 1:

+ Khi lạc có 3 – 4 lá thật.

+ Yêu cầu cuốc cạn, nhổ sạch cỏ ở gốc lạc làm thoáng gốc để lạc phân cành thuận lợi. Kết hợp bón phân thúc lần 1 cho lạc.

Làm cỏ lần 2:

+ Khi lạc có 7-8 lá.

+ Yêu cầu cuốc sâu hơn lần 1, tạo đất tơi xốp, sạch cỏ.

Làm cỏ lần 3:

+ Khi lạc ra hoa được 7-10 ngày.

+ Kết hợp vun gốc và bón lượng vôi cho lạc.

Phòng trừ sâu bệnh trên lạc

Sâu hại

Nhóm sâu ăn lá

Trong nhóm này có sâu khoang, sâu xám, sâu cuốn lá, sâu xanh.

Sâu xám chủ yếu gây hại giai đoạn cây con (cắn đứt ngang gốc cây con) làm mất mật độ ban đầu. Các loại sâu khác gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lạc.

Biện pháp phòng trừ:

+ Một độ ít: Bắt thủ công. + Một độ nhiều: Nên dùng thuốc hóa học để xử lý. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Padan 95%, BESTOX 5 EG: 25 EC, animate 150 ES, virtako 40 WG và các thuốc có nguồn gốc sinh học như angun 5 WDG, map winnerr 5 WG, đầu trâu Bi – sad 0,5 ME... theo khuyến cáo trên bao bì.

Nhóm chích hút

Nhóm này chủ yếu là rệp và rầy phá hoại bộ lá

Biện pháp phòng trừ:

+ Có thể dùng các loại thuốc sau: Bassa 50 EC, aplan 10%, conpidor 100 SL 15-21ml, nissorun 5 EC, comité 73 EC.

+ Đối với nhện và bọ trĩ: Có thể dùng confidor 100 SL, admire 50 -EC, actara 25 WG...

+ Chú ý: Phải luân phiên các loại thuốc.

Bệnh bại

  • Bệnh lở cổ rễ
  • Nguyên nhân: Bệnh phát triển do nấm ở thời kỳ cây con trong điều kiện mưa nhiều, ướt đất, độ ẩm cao.

Biểu hiện: Lạc bị nấm phá hoại ở phần cổ rễ, rễ, gốc phần sát mặt đất.

Biện pháp phòng trừ:

+ Bố trí lạc trên đất cao, thoát nước tốt, bón vôi bột, trời nắng tranh thủ xới xáo làm thoáng đất.
+ Dùng thuốc hóa học: Rovral 50 WP, ridomil 240 EC, 5 G, vicacben 50 BTN, vicacben S75 BTN, daconil 75 WP, cacban 50 sc, Calvin 50 WP... Phun trừ khi bệnh mới xuất hiện theo khuyến cáo.

Bệnh héo xanh vi khuẩn

Nguyên nhân: Bệnh này do vi khuẩn gây hại. Thời kỳ gây hại từ khi lạc bắt đầu ra hoa trở về sau. Trong điều kiện lạc phát triển rậm rạp hay trời có mưa nắng xen kẽ, độ ẩm trong đất cao, nhiệt độ không khí ở mức 35°c, bệnh thường xuất hiện và phá hoại.

Biện pháp phòng trừ:

+ Luân canh cây trồng khác.

+ Vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất.

+ Bón vôi khi cày bừa làm đất.

+ Vùng trũng nên lên luống cao, thoát nước nhanh, thường xuyên xới xáo để đất khô thoáng.

+ Không được dùng phân tươi bón, gieo lạc đúng mật độ, đúng thời vụ, xử lý hạt giống (trong trường hợp thời tiết không thuận lợi), dùng giống kháng bệnh.

Minh Khang (t.h)

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?