Thứ Tư, 30/10/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Hướng dẫn trồng và chăm sóc lúa nếp nương

Thứ hai, 06/03/2023
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng thì kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc lúa nếp nương gồm:

Lúa nếp nương. Ảnh: BCXB

I. KỸ THUẬT GIEO TRỒNG

1. Thời vụ gieo trồng vào vụ mùa từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm (tùy theo vùng sinh thái, đặc điểm của từng địa phương mà bố trí thời vụ cho hợp lý).

2. Chuẩn bị hạt giống trước khi gieo

- Hạt giống phải khô, sạch, chắc mẩy, không bị lẫn những hạt giống khác, không bị lẫn hạt cỏ và tạp chất, không có hạt lép và không bị dị dạng.

- Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không mang mầm bệnh nguy hiểm.

 - Lượng giống: Tính cho 1ha: 80-100kg.

 - Phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 3-4 giờ để tăng khả năng hút nước của hạt khi ngâm, tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt.

3. Ngâm ủ hạt giống:

* Ngâm hạt giống: Xử lý bằng nước nóng 540C (pha tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh): Xử lý trong vòng 15-20 phút sau đó tiếp tục đổ nước sạch vào ngâm bình thường và cứ 12 giờ thay nước, rửa chua một lần. Thời gian ngâm từ 48-72 giờ. Đủ thời gian ngâm nước đem hạt giống đãi sạch nước chua, để ráo nước mới đem ủ thúc mầm.

* Ủ hạt giống: Đổ thóc vào thúng, phía trên ủ bằng bao tải ẩm hoặc đổ thóc vào bao tải ẩm, để ủ 24 giờ đầu tiên ủ kín giữ nhiệt độ trong khối ủ khoảng 30- 35 oC (mùa đông cần ủ giống cạnh bếp đun để giữ nhiệt). Thời gian ủ: 24-26 giờ đến khi thấy mộng mạ và rễ mọc dài đều thì đem gieo.

 4. Làm đất, gieo hạt Đất được cày bừa dọn sạch cỏ dại. Nếu đất dốc không có điều kiện cày bừa cần làm sạch cỏ phơi đất và làm bờ chống xói mòn, khi điều kiện thời tiết thuận lợi, mưa ẩm tiến hành gieo hạt.

 II. KỸ THUẬT CHĂM SÓC

1. Bón phân (01 ha):

* Lượng phân bón: 2 Cách bón Lượng phân (kg/ha) Phân chuồng hoai mục Đạm Ure Lân supe Kali Tổng lượng phân 8.000 100-120 60-70 80-90 Bón lót 8.000 60-70 Bón thúc lần 1 60-70 30-35 Bón thúc lần 2 40-50 50-55

* Phương thức bón - Bón lót toàn bộ phân chuồng, supe lân. - Bón thúc đợt 1: Sau khi lúa mọc 10 - 15 ngày, bón 60% đạm urê + 40% kali. - Bón thúc đợt 2: Sau khi lúa mọc 40 - 45 ngày, bón 40% đạm ure + 60 kg kali. (căn cứ vào nhu cầu của cây mà quyết định bón lượng phân cho hợp lý).

2. Phòng trừ sâu, bệnh hại.

2.1. Một số sâu hại chính

* Rầy nâu, rầy lưng trắng: Cây lúa bị rầy nâu, rầy lưng trắng chích hút sẽ làm lá lúa bị vàng, khô héo, bông lép, giảm năng suất. Vết chích của rầy tạo điều kiện cho nấm xâm nhập, gây bệnh.

 * Sâu cuốn lá nhỏ: Lá lúa bị cuốn lại, sâu non ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá dọc theo gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền với nhau thành từng mảng làm giảm diện tích quang hợp, đặc biệt nếu bị hại trên lá đòng sẽ làm giảm năng suất rõ rệt.

* Sâu đục thân: Sâu non đục vào thân cây lúa, cắn nõn lúa gây ra dảnh héo thời kỳ lúa đẻ nhánh hoặc cắn đứt ngang cuống đồng, cuống bông gây ra bông bạc thời kỳ lúa trỗ.

* Biện pháp phòng trừ: Thăm đồng ruộng thường xuyên, làm cỏ, phát quang bờ bụi để hạn chế nơi trú ngụ của sâu; khi mật độ sâu cao sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học để phun trừ.

 2.2. Một số bệnh hại chính

* Bệnh đạo ôn: Nguyên nhân do nấm Pyricularin gây ra.

Triệu chứng:

- Trên lá lúa: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt. Về sau vết bệnh lớn dần có hình thoi, rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu, ở giữa vết bệnh 3 màu xám tro, xung quanh nâu đậm, phần tiếp giáp với mô khỏe có màu nâu nhạt. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau làm cho lá bị cháy, nơi bị nhiễm nặng có thể bị cháy trụi hoàn toàn, bộ rễ bị thối và lúa không hồi phục

- Trên đốt thân: Vết bệnh màu nâu bao quanh đốt thân làm đốt khô, teo lại. Các đốt thân gần gốc bị mục ra làm cho gốc bị gãy đổ.

- Cổ bông, cổ gié: Vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen đoạn cổ giáp tai lá về sau lớn dần làm cổ bông héo, bông lúa trắng hoặc lép lửng.

- Trên hạt: Vết bệnh không định hình, có màu nâu xám. Nấm đen ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn truyền bệnh sang vụ khác.

* Bệnh khô vằn: Nguyên nhân do nấm Rhizoctonia solani gây nên.

 Triệu chứng:

- Trên bẹ lá: Xuất hiện các vết đốm hình bầu dục có màu xanh đậm hoặc xám nhạt. Sau một thời gian, chúng sẽ lan rộng ra hình thành các vết vằn như da hổ. Khi bị nặng, cả bẹ lá và phần lá ở phía trên đều sẽ lụi tàn.

- Trên lá: Các vết bệnh sẽ giống ở phần bẹ. Thường sau một thời gian nếu không được chữa trị kịp thời các vết bệnh sẽ nhanh chóng lan ra toàn bộ bề mặt lá.

- Trên cổ bông: Vết bệnh dài, bao quanh cổ bông, ở phần đầu các vết màu xám sẽ loang ra. Còn ở giữa vết màu xanh đậm sẽ co lại.

* Bệnh bạc lá

- Nguyên nhân: Do vi khuẩn gây ra.

- Triệu chứng: Lúa bị nhiễm bệnh có 3 triệu trứng điển hình là bạc lá, vàng nhợt, héo xanh. Vết bệnh bắt đầu giống như những sọc thấm nước ở rìa lá, có màu vàng đến màu trắng. Vết bệnh có thể bắt đầu ở một hoặc cả 2 bên mép lá, hoặc bất kỳ điểm nào trên lá, sau đó lan ra phủ toàn bộ lá.

* Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây bị bệnh nhổ bỏ đem tiêu huỷ để tiêu diệt nguồn nấm bệnh, bón phân cân đối.

- Sử dụng giống sạch bệnh, luân canh các loại cây trồng thích hợp.

- Đối với bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn sử dụng luôn phiên thuốc trừ nấm để phun. (nên phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 5- 7 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất).

- Đối với bệnh bạc lá biện pháp cơ bản nhất là dùng giống chống bệnh và bón phân cân đối, hợp lý giữa đạm, lân, kali. Sử dụng luôn phiên thuốc trừ vi khuẩn để phun khi bệnh chớm xuất hiện (nên phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất).

* Lưu ý: Đối với mật độ sâu, tỷ lệ bệnh đến ngưỡng cần phòng trừ thì áp 4 dụng biện pháp hóa học sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam hoặc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật; theo hướng dẫn trên bao bì; sử dụng thuốc tuân thủ theo “nguyên tắc 4 đúng”

III. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

- Thu hoạch: Khi 85% số hạt chuyển màu vàng thì tiến hành thu hoạch, chọn ngày nắng ráo thu hoạch để hạn chế gây ẩm mốc.

- Bảo quản: Phơi trong nắng nhẹ 2 – 3 ngày đến khi hạt khô, độ ẩm khoảng 14%, để hạt thóc nguội mới đem vào bảo quản trong bao tải hoặc bồ thóc, để nơi khô ráo, thoáng mát.

IV. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy trình tạm thời kỹ thuật trồng và chăm sóc Lúa nếp Nương áp dụng đối với các vùng trồng Lúa nếp Nương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng./.

Hồng Nhung (t/h)

Bài viết khác
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?