Thứ Năm, 21/11/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Hướng dẫn trồng dưa năng suất cao

Thứ sáu, 08/03/2024
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Với sự ra đời của nhiều giống dưa lê siêu ngọt tiến bộ được đưa vào áp dụng trong sản xuất hiện nay đã thúc đẩy thị trường tiêu thụ cũng như được nhiều nông dân các vùng quan tâm để thâm canh giống cây trồng này.

 Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sẽ cho năng suất cao. Ảnh: BCXB

Cây dưa lê rất dễ trồng trên vùng có chân đất cao, đất thịt nhẹ hay cát pha vì đây là loại giống có nhiều ưu điểm như thời gian sinh trưởng ngắn, từ 50 – 65 ngày (tùy mùa vụ), cây sinh trưởng và phát triển mạnh, kháng được nhiều loại sâu bệnh.

 Dưa lê có thể trồng được quanh năm. Hoa cái của cây vẫn tồn tại cả nhị đực, do đó cây rất dễ thụ phấn và đậu quả cao, quả đồng đều, quả non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu trắng lẫn ít màu vàng nhạt, thơm và rất ngọt, hình thức quả đẹp, có trọng lượng trung bình khoảng 0,3 – 0,5 kg/quả nên dễ tiêu thụ. Đặc biệt là cho năng suất cao, từ 1 – 1,5 tấn/sào.Tuy nhiên cần nắm vững kỹ thuật trồng dưa lê siêu ngọt đúng cách cho năng suất cao nhất.

 1.Chọn giống:

Lựa chọn các giống dưa lê lai F1 siêu ngọt có những đặc điểm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay là: Dưa có kích thước quả vừa phải, độ ngọt cao, vỏ xanh da đá hoặc trắng, cứng, cùi dày, ít hạt, vị thơm đặc trưng… Một số giống dưa lê lai siêu ngọt phổ biến hiện nay là: Ngân Huy, Thanh lê, NS-333, Hồng Ngọc…

 2. Thời vụ gieo trồng

Dưa lê ưa biên độ nhiệt rộng hơn dưa hấu( 18- 32oC). Vì vậy thời vụ trồng dưa lê đối với các tỉnh miền bắc nước ta có thể tiến hành từ tháng 2 đến tháng 9 DL. Tuy nhiên với dưa lê xuân hè gieo trồng thích hợp nhất vẫn là sau tiết lập xuân.

 3. Kỹ thuật ngâm, ủ, ươm cây:

 Ngâm hạt trong nước sạch 2 giờ, nhiệt đọ thích hợp tốt nhất cho nảy mầm là 28-32oC, sau đó cho vào khăn ẩm ủ khoảng 24-36h hạt nẩy mầm. Ươm cây trong khay ươm với thời gian 10-14 ngày, khi cây xuất hiện lá thật thứ 2 thì tiến hành đi trồng. Hạt giống ngâm nước sạch trong 4 giờ, sau đó ủ 24 giờ, khi hạt nẩy mầm thì gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu. Sau khi gieo từ 8 - 10 ngày, khi cây có 1 - 2 lá thật thì có thể đem trồng.
 
Nếu trồng giàn thì lượng giống từ 1 - 1,2kg/ha. Cây cách cây 0,5cm, hàng cách hàng 1,5m. Trồng hàng đôi, mật độ cây 25.000 cây/ha. Còn trồng bò trên mặt đất, lượng giống từ 400 - 500 gram/ha. Cây cách cây 0,5cm, hàng cách hàng 4m. 

Thời kì cây con trong bầu không nên cung cấp dinh dưỡng cho cây qua đường gốc sẽ làm cây bị thối hỏng rễ non. Tốt nhất nên bổ sung bằng các chế phẩm phân qua lá giàu vi lượng và can xi định kì 4-5 ngày/lần. Lượng phân sử dụng chỉ cần bằng 1/2 so với lượng cho cây trưởng thành. Đồng thời, tưới bổ sung thêm chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma để giảm thiểu lượng cây non chết vì bệnh thắt thân( lở cổ rễ). Khung che cần đóng mở linh hoạt để đảm bảo cây được ấm và không quá ẩm.

 Tưới nước cho cây dưa lê trong bầu cũng cần lưu ý chỉ nên tưới đủ ẩm( nước ngấm hết vào đất sau khi tưới) và không tưới quá muộn. Đảm bảo cho cây con về đêm luôn khô nước trên thân lá.

 4. Làm đất, trồng cây: 

Đất trồng dưa lê tốt nhất không trồng trên ruộng đã trồng cà chua, cà pháo, bí, khoai tây, ớt, dưa và ruộng cây trồng trước đã bị héo xanh. Xử lý đất trồng bằng vôi tả( 30- 40kg/sào) hoặc chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma. Lên luống rộng 1,8-2m cả rãnh, cao 25-30cm, rãnh rộng 30-35cm. Luống thoải dần về hai bên mép. Nên dùng màng phủ chuyên dùng cho rau màu với dưa lê xuân hè. Trồng cây theo hàng, cây cách cây 25-30cm, đảm bảo 700- 800 cây/sào BB.
 
5. Chăm sóc dưa: 

Ngay sau khi đặt bầu nên tưới ngay để cây nhanh liền thổ, chú ý rễ dưa rất yếu không chịu được úng, nếu ruộng bị ngập nước cần tháo rút nước ngay. Phân bón: Năng suất của dưa rất cao có thể đạt 5-6 tạ/sào, trong khi đó thời gian sinh trưởng của cây rất ngắn sau trồng 40-45 ngày cho thu những lứa quả đầu tiên chính vì vậy cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho dưa đặc biệt là phân lân.
 
Bà con nên sử dụng các loại phân dễ tan để bón cho dưa, đặc biệt là nguồn phân chuồng, phân bắc, phân xanh ủ mục. Nếu trời có nắng mưa xen kẽ rất dễ bị bệnh lở cổ rễ và thối thân nên phòng trừ bằng thuốc Validacin hoặc Anvil.
 
Bấm ngọn, ghim nhánh: Khi thân chính được 5 lá thì bấm ngọn để cho 2 nhánh cấp 1 phát triển, khi nhánh cấp 1 được 5 -6 lá thì bấm ngọn để cho 5 nhánh cấp 2 phát triển, khi nhánh thứ 2 được 5 – 6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 3 phát triển.
 
Khi bấm ngọn 3 lần một cây dưa có thể có 72 hoa cái có khả năng cho trái. Mỗi cây dưa chỉ nên để 6 – 14 trái tuỳ theo lực của cây. Để tránh bị gió lật giây dưa nên dùng đất phủ lên dây dưa từng quảng 50 – 60 cm, hoặc dùng gim tre để cố đinh dây dưa.
 
6. Thu hoạch: 

Trong quá trình chăm sóc nên che quả dưa bằng lá để quả dưa không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm mất màu tự nhiên và xuất hiện nhiều vân xanh. Dưa lê khi chín có mùi thơm hấp dẫn con trùng đến phá nên cần phải kê kích quả ngay tu khi quả còn xanh.
 
Từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 60 ngày, từ lúc hoa cái tàn đến khi quả chín khoảng 30 – 35 ngày, lúc này quả dưa có màu trắng sáng (bạch lê). Thời gian cho thu hoạch rộ khoảng 25 – 30 ngày. Thu hoạch dưa xong cần xếp dưa ở nơi thoáng mát khoảng 1 – 2 ngày để tăng phẩm chất và hương vị dưa lê.

Bài viết khác
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?