Thứ Tư, 30/10/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Đổi mới tư duy, nhận thức trong thực hiện chính sách dân tộc

Thứ tư, 05/01/2022
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Nếu chúng ta không có kỹ năng, không có kiến thức, dẫn đến làm sai thì Nhà nước cũng thiệt hại mà người dân cũng thiệt hại, do đó cơ quan, cán bộ làm công tác dân tộc các cấp phải đổi mới tư duy, nhận thức, có quyết tâm cao, tinh thần trách nhiệm và nâng cao kỹ năng tham mưu.
 



Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh như trên tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022; sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 được tổ chức vào ngày 4/1.

Kinh tế-xã hội địa bàn vùng DTTS và miền núi có chuyển biến tích cực, đúng hướng
Báo cáo tổng kết của Ủy ban Dân tộc cho thấy: Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực cố gắng của đồng bào các dân tộc trong việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc, chính sách an sinh xã hội nên đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nhìn chung ổn định và ngày càng được cải thiện.

Năm 2022, tỉ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1%-1,5%/năm; trong đó tỉ lệ hộ nghèo DTTS giảm trên 3%/năm; tỉ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 4%-5%/năm.

Tình hình kinh tế, đời sống của người dân vùng DTTS và miền núi năm 2022 cơ bản ổn định nhờ kiểm soát được dịch bệnh COVID-19 từ đầu quý II năm 2022 và thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế của Chính phủ. An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm.

Bên cạnh những thuận lợi, việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2022 tại các địa phương cũng gặp không ít khó khăn, do ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai; một số chính sách không có định mức kinh phí, định mức hỗ trợ (hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất...) nên không có cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện. Một số bộ, ngành chậm ban hành văn bản hướng dẫn hoặc hướng dẫn đã ban hành có một số nội dung chưa cụ thể, khó thực hiện, vì vậy các địa phương rất lúng túng trong công tác triển khai thực hiện; khó khăn trong việc thực hiện chế độ, chính sách tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi…

Tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá cao kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc năm 2022; đề nghị Ủy ban Dân tộc cần quan tâm tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc trong thực hiện một số chính sách dân tộc và Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG) liên quan đến việc phân bổ vốn; hướng dẫn định mức vốn; các chính sách giáo dục, y tế, bảo hiểm y tế, phát triển nông lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng…

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu chính tại Hà Nội - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Tạo sức mạnh tổng hợp để triển khai Chương trình MTQG 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, năm 2022 là năm đầu tiên tổ chức triển khai Chương trình MTQG. Theo đó, các địa phương đã triển khai hết sức đồng bộ; các bộ, ngành Trung ương đã cơ bản hoàn thiện các văn bản hướng dẫn và hệ thống văn bản pháp lý để làm cơ sở cho các địa phương triển khai.

Trong năm 2022, Ủy ban Dân tộc đã cùng 15 bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG đã hoàn thành 32/33 văn bản hướng dẫn; 60 văn bản trao đổi, quy trình… 

Đặc biệt, mới đây nhất, ngày 30/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045, gồm có 25 đề án, chính sách được các bộ, ban, ngành triển khai. Đây là cơ sở pháp lý để các địa phương triển khai có hiệu quả Chương trình MTQG.

Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết, trong năm 2023, Ủy ban Dân tộc tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến công tác dân tộc. Hoàn thiện bộ máy làm công tác dân tộc các cấp.

Cũng theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, cần tính toán, đề xuất và xây dựng hệ thống tiêu chí phân xếp loại về thôn, bản, xã vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số một cách hợp lý hơn.

"Hiện nay chúng ta đang phân định vùng theo trình độ phát triển, chủ yếu dựa vào tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới… nhưng thực tế vùng đồng bào DTTS vẫn còn rất khó khăn, cần phải có chính sách riêng. Do đó đặt ra việc phải sửa tiêu chí như thế nào cho phù hợp. Đây là những vấn đề lớn cần khảo sát, đánh giá kỹ càng để đề xuất cấp có thẩm quyền một cách hợp lý", Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho hay.

Ngoài ra, theo đánh giá của Bộ trưởng, hệ thống cơ sở dữ liệu của công tác dân tộc, công tác nắm tình hình, kỹ năng tổng hợp, phân tích đánh giá để tham mưu, đề xuất, kiến nghị chính sách dân tộc còn yếu.

Bộ trưởng Hầu A Lềnh đề nghị cơ quan làm công tác dân tộc các cấp phải đổi mới tư duy, nhận thức.

"Đã đến lúc phải thay đổi, chứ không thể theo lối mòn. Có nhiều nhiệm vụ rất cụ thể, liên quan đến pháp luật, quản lý tài chính, ngân sách… Nếu chúng ta không triển khai được chính sách, thì người dân không thụ hưởng được. Còn nếu chúng ta không có kỹ năng, kiến thức mà làm sai thì Nhà nước cũng thiệt hại mà người dân cũng thiệt hại", Bộ trưởng Hầu A Lềnh nói.

Đồng thời đề nghị cán bộ làm công tác dân tộc phải có quyết tâm cao, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong tham mưu, phối hợp, tổ chức triển khai, đặc biệt là nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của bà con nhân dân, những vấn đề nảy sinh để làm công tác tham mưu cho chính xác.

Bước sang năm 2023, nhiệm vụ công tác dân tộc, chính sách dân tộc còn rất nhiều khó khăn, trong đó có việc quan trọng là triển khai các dự án trong Chương trình MTQG với khối lượng kinh phí rất lớn từ năm 2022 chuyển sang và kế hoạch của năm 2023.

Bộ trưởng Hầu A Lềnh mong muốn các cấp, các ngành đồng tình ủng hộ, các địa phương triển khai quyết liệt cùng với sự kiểm tra, giám sát của các bộ, ban, ngành Trung ương, tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện Chương trình MTQG đạt hiệu quả cao nhất.

Theo bao

Bài viết khác
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?