Chủ Nhật, 22/12/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Độc đáo Lễ cưới của người Sán Dìu

Thứ năm, 20/07/2023
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Dân tộc Sán Dìu chủ yếu sống ở miền trung du các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hải Dương (tổng cộng khoảng 97%). Một số di cư vào Tây Nguyên lập nghiệp, thành các làng hay sống rải rác tại các tỉnh thành khác.

Lễ đón dâu của người Sán Dìu. Ảnh: Internet.

Về cưới xin của người Sán Dìu, họ có cách xem tuổi dựa theo thuyết ngũ hành. Nếu so tuổi thấy hợp, ông mối sẽ báo cho nhà gái biết việc xem lá số đã thành công bằng một lễ nhỏ gồm nải chuối, 10 lá trầu, 10 quả cau. Sau 10 ngày, nếu nhà gái không đồng ý sẽ đem lễ vật đến trả nhà trai, nếu đồng ý sẽ không có ý kiến gì. Từ đó, đôi trai gái có thể tự do đi lại tìm hiểu nhau. Đây cũng là thời gian để ông mối thông báo, hỏi ý kiến nhà gái về cuộc hôn nhân và báo cho nhà trai biết để chuẩn bị lễ ăn hỏi.

Lễ cưới của người Sán Dìu thường diễn ra trong ba ngày. Trước ngày cưới từ 15 đến 20 ngày, chọn ngày tốt, nhà trai nhờ người chặt tre đan rọ lợn, lồng gà. Giáp ngày cưới (sênh ca chíu).

Đám cưới của người Sán Dìu không chỉ là sinh hoạt văn tinh thần, mà còn thể hiện tình cảm, đạo đức, lối sống, phép ứng xử giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên...
Lễ cưới (sênh ca chíu) của người Sán Dìu thường diễn ra trong vòng 3 ngày. Khi hai nhà bắt đầu dựng rạp (thường vào buổi chiều) cũng là lúc đoàn nhà trai mang đồ thách cưới sang nhà gái. Đoàn nhà trai gồm ông mối làm trưởng đoàn, một cô phù dâu (tánh cả) và 4 đến 5 thanh niên. Theo phong tục, tất cả đồ lễ đều được dán giấy đỏ, đồng bào cho rằng màu đỏ là màu của hạnh phúc, niềm vui và sự đủ đầy.

Theo những người thầy cúng, ngày cưới phải có ông mối. Tất cả các lễ nghi từ lợn thách cưới, lợn 2 con, rượu 60 lít, tiền mang sang bên nhà gái có cả vòng bạc thách cưới 50kg lợn, độ 15 triệu. Đấy là phong tục thời xưa, lễ 3 con gà, 1 buồng cau. Cau, trầu. Mỗi 1 con gà thì mang theo 1 đấu gạo nếp, tức là khoảng 1,5kg vào để đón dâu.

Lễ đón dâu của người Sán Dìu có nhiều nét đặc biệt, đó là chú rể không có mặt trong đoàn người đi đón. Ngoài ra, khác với nhiều dân tộc, khi đi đón dâu, bao giờ người Sán Dìu cũng chọn thời điểm mặt trời lặn.

Ngoài việc tránh những điềm không may mắn, tránh những rủi ro thì còn là sự mong cầu có được một nàng dâu tốt nết theo quan niệm của người Sán Dìu: Tục lệ người Sán Dìu là cứ tối mới được đón dâu, độ khoảng 4 giờ chiều đón dâu, cứ phải mặt trời lặn mới được vào nhà. Các cụ dặn như vậy. Theo tâm linh, lúc dâu về chiều tối là dâu chịu khó hơn. Dâu về ban ngày là dâu không chăm chỉ.

Cô dâu trước khi ra khỏi nhà sẽ được phủ lên đầu chiếc khăn màu đỏ và chiếc khăn màu xanh, trong đó, khăn đỏ là của nhà gái, khăn xanh là của nhà trai. Đến nhà chồng, chiếc khăn xanh sẽ được phủ lên trên chiếc khăn đỏ. Theo quan niệm của người Sán Dìu, điều này hàm ý là từ nay vợ phải nghe lời chồng, vợ chồng phải đồng thuận.

Không dừng lại ở đó, khoảnh khắc thú vị nhất là khi cô dâu bước vào cửa buồng cưới. Cánh thanh niên nhà gái phải rút thật nhanh chiếc khăn đỏ trên đầu cô dâu. Khi vào cửa buồng, nhà gái phải rút thật nhanh. Nếu không rút nhanh, bị các thanh niên bên nhà trai, các bạn của chú rể đứng hai bên cửa buồng, rút mất trước thì phải hát đối. Nếu không hát được là đêm hôm đó các chàng trai không cho các cô gái phù dâu ngủ ở đấy. Khi đưa dâu đến là tất cả nhà gái ở lại nhà trai ăn ở 1 đêm, rồi đến sáng hôm sau khoảng 9 – 10 giờ tiễn nhà gái về thì còn có 7 – 8 cô phù dâu ở lại với cô dâu thêm 1 đêm nữa để hát với các chàng trai bên nhà trai.

Khi về nhà chồng, nàng dâu phải mang theo món quà đó là khăn mặt. Nhà chồng có bao nhiêu người thì hôm ấy cô dâu sẽ mang theo bấy nhiêu chiếc khăn mặt. Và trong ngày cuối cùng của đám cưới, khi trời chưa sáng hẳn, cô dâu dậy đun nước pha trà bằng bộ ấm chén mới để mời ông bà, cha mẹ, họ hàng nhà chồng và bưng chậu nước kèm theo chiếc khăn mới để người thân bên chồng rửa mặt. Người được nhận nước rửa mặt sau khi rửa xong, thả vào chậu 1 ít tiền để chúc phúc.

Báo hiếu của dân tộc Sán Dìu thì hôm cuối cùng, nàng dâu phải có 1 chậu nước và mỗi người một chiếc khăn mặt. Cô dâu đi lấy nước cho ông bà bên nhà chồng, bố mẹ chồng, họ mạc bên nhà chồng với ý nghĩa là họ nhận dâu, nếu chưa nhận lễ đấy thì chưa phải con dâu.

Cũng trong buổi sáng hôm đó, nhà trai đồng thời tổ chức cho cô dâu lễ lại mặt tại nhà gái. Đoàn đi lễ lại mặt gồm mẹ chồng, cô, dì, chị gái chồng cùng cô dâu mang gà trống, chân giò, bánh chưng đến nhà gái. Nhà gái chuẩn bị một lễ cúng gia tiên và mời họ hàng thân thiết tới ăn cơm. Cô dâu được bố mẹ chồng dặn dò thêm một số tục lệ khi mới về nhà chồng đồng thời nhà gái giao trách nhiệm cho nhà trai dạy bảo thêm con gái mình.

Về cơ bản, lễ đón dâu của dân tộc Sán Dìu tại một số địa phương tương tự nhau, tuy nhiên cũng sẽ có một số điểm khác biệt. Nhưng tựu chung lại, mỗi nghi lễ đều ẩn chứa những ý nghĩa đạo lý, nhân văn. Hôn nhân của người Sán Dìu chính là nơi hội tụ các giá trị văn hoá tộc người. Qua đó, ta thấy được những giá trị văn hoá vật chất, văn hoá xã hội và văn hoá tinh thần mang đặc trưng sắc thái văn hoá cộng đồng.

Hồng Nhung (t/h)


 

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?