Chủ Nhật, 22/12/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Cách trồng và chăm sóc cây nha đam

Thứ hai, 01/04/2024
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 5 điểm ( 1 đánh giá )

Cây nha đam hay còn gọi cây lô hội là loại cây mang đến khá nhiều công dụng cho sức khỏe cũng như làm đẹp. Vì thế, trồng cây nha đam ngay tại nhà hiện được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, trồng cây đúng cách không phải ai cũng biết. Sau đây là một số hướng dẫn giúp các bạn có thể tự mình trồng và chăm sóc cây nha đam dễ dàng, thuận lợi ngay tại nhà.

Cây nha đam. Ảnh internet

Chọn và nhân giống cây nha đam

Có rất nhiều cách để trồng nha đam, bạn có thể chọn mua giống hoặc tự nhân giống nếu muốn. Đối với việc tự chọn mua bạn nên chọn cơ sở địa chỉ vườn ươm uy tín để mua giống trồng. Đồng thời bạn cũng sẽ nhận được những tư vấn tốt về kỹ thuật trồng loại giống bạn đang mua. Đối với việc tự nhân giống bạn có thể nhân giống theo các cách sau:

Một nhánh cây nha đam cũng có thể tách trồng thành cây độc lập. Chọn cây nha đam khỏe, to, chắc thịt rồi tách ra một lá từ thân cây chính ra. Đặt phần lá vừa tách nằm ngang, chôn một phần của lá xuống dưới nước, phần gân xương lá hướng lên trên.

Bạn cũng có thể trồng bằng cách tách cây con khỏi cây mẹ. Sau khi trồng khoảng một năm xung quanh cây mẹ sẽ cho cây con. Khi cây con lớn chừng 10 cm thì có thể được tách rời cây mẹ và ươm trong vườn. Khi cây con lớn chừng 15 – 20 cm thì có thể đem trồng.

Chuẩn bị đất trồng

Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do đó loại đất thích hợp nhất để trồng cây nha đam chính là đây tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và thoát nước tốt. Nếu loại đất mà thoát nước kém, không thoáng khí thì cây sẽ dễ dàng bị thối rễ và chết.

Bạn cần chuẩn các thành phần sau: tro, phân hữu cơ, xơ dừa, trấu theo tỷ lệ 2:1:0,5:1. Hỗn hợp trên cần được ủ kín từ 15 – 20 ngày mới được đem ra trồng. Nếu bạn có phân hữu cơ và tro đã qua sử dụng rồi thì chỉ cần trộn thêm phân trùn quế là có thể trồng được ngay.

Nên lưu ý không trồng cây ở nơi có quá nhiều cát, nó sẽ làm dinh dưỡng dần mất đi cây dễ bị còi cọc, sinh trưởng kém.

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà. Lưu ý những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước và có đường kính miệng khoảng 35 - 40cm, cao 40 - 45cm.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nha đam

Ðào cây con từ vườn ươm (khi đào nên cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con). Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 80 cm, như vậy số lượng cây giống khoảng 30 - 50.000 cây/ha.

Cây con mới trồng cần giúp phần lá ở trên mặt đất cao nhất có thể. Tiếp đến bạn cần giữ cho thân cây được thẳng điều này giúp rễ phát triển tốt phủ kín. Trồng Nha đam tuy dễ vì nó có thể chịu hạn song nó chỉ phát triển tốt khi có độ ẩm thích hợp. Bạn nên giữ ẩm cho cây đặc biệt là vào mùa khô hạn khi thời tiết bắt đầu nóng gắt thanh khô. Khi trồng cây trong nhà cần đặt cây ở vị trí ánh sáng thích hợp cho cây phát triển.

Khi trồng tại vườn cần lưu ý khơi thông cống rãnh giúp cây thoát nước vào mùa mưa. Tạo lưới che và phun tưới thích hợp vào mùa khô. Trồng trong nhà cần đặt cây trong chậu và vị trí nước có thể thoát.

Những cây Nha đam trồng trong nhà thì không nhất thiết phải bón phân. Bạn có thể dùng nước vo gạo để thay thế phân bón. Ngoài ra bạn có thể sử dụng phân NPK bón trong vòng 15 – 20 ngày/lần để cây xanh tươi hơn.

Đối với những cây nha đam trồng ngoài vườn bạn nên sử dụng phân hữu cơ để bón. Bên cạnh đó, có thể dùng phân hữu cơ NPK để bón thúc 1 tháng/lần. Cần lưu ý kết hợp xới đất mỗi lần bón phân để cây có thể hấp thụ dưỡng chất một cách tốt nhất. Khi bón phân đừng làm bẩn tán lá. Bạn nên bón trước khi trời mưa hoặc tưới sau khi bón để giúp dưỡng chất được hấp thu.

Phòng trừ sâu bệnh

 Biểu bì lá của nha đam được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá của nha đam sẽ bị một số loại trực khuẩn gây hại.

 Trên mặt lá xuất hiện nhiều đốm đen và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây nha đam. Biện pháp phòng trừ: Ðảm bảo thông thoáng trong vườn trồng nha đam, kịp thời tiêu nước để khống chế độ ẩm của đất phù hợp, làm cỏ đúng lúc giúp nha đam phát triển mạnh, tạo nên khả năng kháng bệnh tốt.

 Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh do trực khuẩn gây ra, bà con nên nhanh chóng cắt bỏ những lá mang bệnh đem tiêu hủy, tránh lây lan cho các lá khác. Trồng cây nha đam chủ yếu là thu hoạch lá, do vậy trong quá trình phòng trừ bệnh hại, bà con không nên sử dụng các loại thuốc hóa học.

 Cây nha đam là loại cây chịu khô hạn rất tốt. Trong mùa khô, không có nước tưới, cây nha đam vẫn có thể sống được. Ðến khi đất có độ ẩm thích hợp, cây sẽ tiếp tục phát triển. Sau khi trồng khoảng 06 tháng, cây nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần. Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, bà con có thể chọn những cây con to khỏe thay thế cây mẹ, thì có thể cho thu hoạch lâu dài mà không phải ươm trồng lại từ đầu.

Cây nha đam thường ít bị bệnh hại do lớp biểu bì hay lớp vỏ ngoài của cây khá dày, có gai bên dưới lại là lớp dịch độc. Tuy nhiên nếu điều kiện sống không thuận lợi cây vẫn có thể mắc bệnh. Cụ thể khi mật độ cây dày đặt, độ ẩm quá cao hay quá thấp trực khuẩn gây hại sẽ phát triển.

Thu hoạch

Sau khi trồng khoảng 6 tháng, cây nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần. Trước khi thu hoạch 3-5 ngày bà con ngừng tưới để lá ngoài cô lại. Thu hoạch những lá to phía ngoài, lá nhỏ để lại cho phát triển tiếp. Dùng dao khía nhẹ vào cuống lá rồi cắt sát gốc, tránh làm tổn thương đến cây. Nhúng phần cuống lá vào xô nước để cho chảy bớt nhựa. Sau 6 – 8 tiếng bà con có thể đóng gói lá nha đam để chuyển đến nhà máy hay nơi tiêu thụ.

Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, bạn có thể chọn những cây con to khỏe thay thế cây mẹ./.

Xuân Trường (t/h)

 

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?