Chủ Nhật, 01/09/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh

Thứ tư, 01/06/2022
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Chiều 31/5, Tổ công tác triển khai Đề án số 06 của tỉnh về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia đã tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình, kết quả triển khai Đề án và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.

Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác dự và chủ trì Hội nghị. Cùng dự có Đại tá Phạm Văn Sơn, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.      

Quang cảnh hội nghị

Thực hiện Quyết định số 06 ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 46 ngày 11/3/2022 để triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh. 

Qua hơn 2 tháng triển khai thực hiện Đề án đã đạt được những kết quả tích cực trên tất cả các mặt công tác, nhất là đối với 25 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân trên môi trường số, đã tiếp nhận và giải quyết gần 25.000 hồ sơ; Ninh Bình là một trong 03 tỉnh đầu tiên trên cả nước thực hiện việc kết nối Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống Một cửa điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. Hiện nay đã cung cấp một số dịch vụ công liên quan đến cư trú trên Cổng dịch vụ công, đơn giản một số thủ tục hành chính, giảm tối đa thời gian đi lại, chờ đợi của công dân, tiết kiệm chi phí phục vụ lưu trữ, bảo quản hồ sơ nhưng tăng tính chính xác, phục vụ hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ; Công tác tuyên truyền được chú trọng với nhiều hình thức đa dạng đã mang lại hiệu quả tích cực. Cán bộ, công chức, viên chức và người dân nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Đề án 06 đối với việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn. 

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Đề án vẫn còn gặp một số khó khăn như: Người dân vẫn còn thói quen trực tiếp đến các cơ quan Nhà nước để giải quyết thủ tục hành chính; cùng với số người sử dụng điện thoại thông minh và trình độ công nghệ thông tin của người dân còn thấp dẫn đến tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận, giải quyết dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế; Các quy định, văn bản quy phạm pháp luật liên quan của một số Bộ, ngành chưa được điều chỉnh kịp thời gây khó khăn trong việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thực hiện chuyển đổi số quốc gia; Lực lượng cán bộ triển khai ở cấp tỉnh, huyện, xã còn mỏng, trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế, khối lượng công việc lớn dẫn đến công tác thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu về đất đai còn chậm, chưa bảo đảm tiến độ...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc phát biểu kết luận Hội nghị

Kết luận Hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của Công an tỉnh – Cơ quan Thường trực Tổ Công tác; các đồng chí thành viên Tổ công tác, Tổ giúp việc; các cấp, ngành, địa phương đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản triển khai Đề án 06 theo chỉ đạo của Chính phủ. Nhờ đó đến thời điểm này tỉnh đã thực hiện được 15/25 dịch vụ công thiết yếu, tạo được niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.

Để tiếp tục triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ và tiến độ đề ra, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, Tổ công tác các cấp cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục kiểm tra, rà soát, hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 46 của UBND tỉnh về triển khai Đề án 06 gắn với việc thực hiện Kế hoạch số 106 ngày 24/5/2022 của Ban Chỉ đạo số tỉnh Ninh Bình theo đúng tiến độ đề ra. Phải coi đây là nhiệm vụ ưu tiên của các cơ quan, đơn vị mình; Các sở, ngành, địa phương cần tập trung, khẩn trương hoàn thành dứt điểm, có hiệu quả việc triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu để phục vụ người dân, doanh nghiệp đã được xác định trong Đề án 06 và trong Kế hoạch số 46 của UBND tỉnh; Tập trung rà soát, đánh giá và đề xuất cấp bổ sung thiết bị phục vụ triển khai dịch vụ công trực tuyến; Trong điều kiện nguồn nhân lực hiện nay cần tăng cường công bác bồi dưỡng, tập huấn, bố trí cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo các yêu cầu, điều kiện về năng lực chuyên môn làm công tác tiếp nhận, giải quyết các dịch vụ công trực tuyến; Khẩn trương triển khai và hoàn thành việc tích hợp, chia sẻ danh mục giấy tờ, hồ sơ thủ tục hành chính cần số hóa, đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau để người dân hiểu và tiếp cận với các dịch vụ công trực tuyến, hướng đến mục tiêu xây dựng công dân số.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu kiểm tra tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh

Nhân dịp này, đồng chí Phạm Quang Ngọc và các đại biểu tham dự Hội nghị cũng đã đến Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh để kiểm tra thực trạng việc kết nối chia sẻ dữ liệu và số hóa trong giải quyết thủ tục hành chính.

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?