Ninh Bình đang nỗ lực chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực. Quá trình thực hiện, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh chú trọng xây dựng chính quyền số từ việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ... Qua đó, làm đổi mới căn bản hoạt động của bộ máy chính quyền, phục vụ tốt hơn nhu cầu người dân và doanh nghiệp.
Đến nay, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh được phát triển trên cơ sở hợp nhất hệ thống thông tin
Một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công.Chuyển đổi số được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xác định với các trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số... Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển chính quyền số nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động. Cụ thể, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ngành,các địa phương đã quan tâm đầu tư kinh phí để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị CNTT, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, tạo nền tảng xây dựng chính quyền số, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số của tỉnh.
Đến nay, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh được phát triển trên cơ sở hợp nhất hệ thống thông tin Một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công. Toàn tỉnh hiện đang cung cấp 1.862 dịch vụ, trong đó, dịch vụ công trực tuyến toàn trình: 1.151 dịch vụ. 100% cơ quan nhà nước được cấp chữ ký số chuyên dùng, với 5.208 chứng thư. Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành triển khai ứng dụng cho 100% các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn và các đơn vị trực thuộc của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, các cơ quan, đơn vị đang tập trung số hóa, tạo lập dữ cơ sở liệu về hồ sơ lưu trữ, hồ sơ quản lý ngành cho một số đơn vị, địa phương. Đồng thời rà soát, triển khai số hóa theo lộ trình bản kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực đang được lưu phục vụ việc giải quyết trên môi trường điện tử.
Từ những giải pháp đồng bộ đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, tạo cơ sở phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân và doanh nghiệp. Qua đó, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
Tuyết Nhung (THNB)
Theo nbtv.vn
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?