Sáng 12/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024.
Ngày 17/9/2024, Liên Hợp Quốc đã công bố Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (E-Government Development Index – EGDI) năm 2024. Chủ đề của Báo cáo năm nay là "Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để phát triển bền vững (Accelerating Digital Transformation for Sustainable Development)"
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ, UBND tỉnh Ninh Bình đã tăng cường chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai có hiệu quả công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Trong các ngày từ 6-8/8, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Viễn thông Ninh Bình tổ chức các Hội nghị “Tập huấn, hướng dẫn khai thác, sử dụng chức năng Kho quản lý dữ liệu điện tử và 2 nhóm thủ tục hành chính (TTHC) liên thông theo quy trình mới tại Nghị định số 63/2024/NĐ-CP trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh”
Chiều 10/7, đã diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ.
Đến nay, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã triển khai và duy trì hoạt động ổn định, hiệu quả cho 172 cơ quan, đơn vị trên địa bàn; cập nhật đầy đủ danh mục, công khai quy trình giải quyết TTHC của tỉnh trên Hệ thống; đã đáp ứng chuẩn giao thức dải địa chỉ IPv6, an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3; đã đồng bộ, kết nối và đồng bộ trạng thái hồ sơ TTHC lên Cổng dịch vụ công quốc gia… Để có được kết quả đó, bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, sự phối hợp, vào cuộc tích cực của các ngành, địa phương, có sự đóng góp quan trọng của Sở Thông tin và Truyền thông trong xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định số 58/QĐ-UBQGCĐS đã ký ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.
Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển hướng phát triển kinh tế-xã hội dựa trên nền tảng khoa học-công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số.
Trong Bảng đánh giá Bộ Chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp 2 tháng đầu năm của tỉnh, phường Ninh Sơn, thành phố Ninh Bình luôn nằm trong top đầu. Nâng cao nhận thức của người dân về chuyển đổi số là giải pháp để Ninh Sơn đẩy nhanh tiến trình này.
Thương mại điện tử không chỉ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, tăng thu nhập cho chủ thể mà còn là cách ghi danh sản phẩm, gia tăng hiệu quả quảng bá đến đông đảo khách hàng. Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác tối đa cơ hội mới này vẫn là trở ngại với không ít chủ thể và địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Được triển khai diện rộng trong toàn tỉnh từ tháng 11/2023 đến nay, ứng dụng công dân số My Ninh Bình được nhân dân đón nhận, đem lại nhiều tiện ích trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, du khách cũng đang được các đơn vị hỗ trợ hướng dẫn cài đặt, sử dụng nhằm quảng bá rộng rãi hình ảnh đất và người Ninh Bình trên môi trường số.
Cùng với cả nước, ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả công việc, đem lại sự hài lòng cho người dân, người lao động và doanh nghiệp.
Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính phường, xã giai đoạn 2023-2025, thành phố Ninh Bình đã bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh để triển khai công tác rà soát, xây dựng phương án sắp xếp và đẩy mạnh tuyên truyền tạo sự thống nhất cao trong nhân dân".
Ninh Bình đang nỗ lực chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực. Quá trình thực hiện, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh chú trọng xây dựng chính quyền số từ việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ... Qua đó, làm đổi mới căn bản hoạt động của bộ máy chính quyền, phục vụ tốt hơn nhu cầu người dân và doanh nghiệp.
Thời gian qua, Công an huyện Nho Quan đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các lĩnh vực, góp phần cải cách thủ tục hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Thời gian qua, việc triển khai nền tảng Công dân số và chữ ký số ở tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đánh dấu một bước tiến mới của tỉnh trong hành trình chuyển đổi số.
Uỷ ban nhân dân huyện Nho Quan và Viettel Ninh Bình vừa tổ chức hội nghị ký kết hợp tác triển khai công tác chuyển đổi số giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030.
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Yên Khánh đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, người dân về chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trên địa bàn.
Sáng 9/10, Huyện đoàn Kim Sơn phối hợp với VNPT, BHXH huyện và Trường THPT Kim Sơn C tổ chức Ngày hội Chuyển đổi số năm 2023 với Chủ đề "Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị" và Phát động phong trào thi đua học tập, rèn luyện, phát triển kỹ năng nghề nghiệp trong đoàn viên, học sinh.
Xác định chuyển đổi số là giải pháp có tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, thời gian qua, Ninh Bình đã tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Để Ngày Chuyển đổi số quốc gia có sức lan tỏa mạnh mẽ tới toàn xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023.
Chiều 03/10, tại Nhà văn hóa huyện Gia Viễn, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh và UBND huyện Gia Viễn phối hợp tổ chức Ngày hội chuyển đổi số năm 2023, khai trương Cổng dữ liệu và Hệ sinh thái dữ liệu mở - Triển khai các mô hình của Đề án 06 tỉnh Ninh Bình.
Sáng ngày 27/9/2023, tại Khách sạn Hoàng Sơn, thành phố Ninh Bình, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị Tập huấn Kỹ năng truyền thông về Di sản trong thời đại công nghệ số cho 80 phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Với phương châm "hành chính phục vụ, người dân là trung tâm", việc thí điểm: một số dịch vụ và một số ngày không nhận hồ sơ bản giấy tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh đang tạo ra hiệu ứng tích cực, đưa việc nộp hồ sơ trực tuyến ngày càng đi vào thực chất, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử.
Lợi ích lớn nhất khi sử dụng tài khoản định danh điện tử VneID là tiết kiệm thời gian, chi phí mà không phải kê khai nhiều loại giấy tờ cá nhân khi thực hiện các giao dịch hành chính công, đây cũng là một trong những nội dung trọng tâm của Đề án 06
Thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình đã nỗ lực triển khai việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp hoặc qua ứng dụng định danh điện tử VNeID.
Tỉnh đoàn và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Bình (BIDV Ninh Bình) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2023-2025 với thông điệp "Thanh niên tiên phong chuyển đổi số"
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 với chủ đề “Khai thác dữ liệu số để tạo giá trị”. Thời gian triển khai thực hiện Kế hoạch từ ngày 01/9/2023 đến ngày 10/10/2023.
Thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về sự cần thiết của chuyển đổi số. Huyện Nho Quan cũng quan tâm hoàn thiện cơ chế, chính sách gắn với phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số.
Sáng 21/7, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình tổ chức Chương trình tập huấn “Chuyển đổi số Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Với lợi thế bán hàng đa kênh cùng hệ thống quản lý sản phẩm và đơn hàng trên nhiều nền tảng trực tuyến, hiện sàn thương mại điện tử đang là phương thức tiêu thụ hàng hóa hiệu quả, giúp nâng cao giá trị sản phẩm. Nắm bắt cơ hội này, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã và đang nỗ lực đưa nhiều sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử.
Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp luôn được huyện Kim Sơn tập trung thực hiện với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt. Trọng tâm là tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, nâng cao tinh thần, trách nhiệm thực thi công vụ, hướng tới xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Sáng 13/6, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá công tác phát triển chính quyền số, chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin mạng và triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số của tỉnh 6 tháng đầu năm 2023.
Chiều 5/6, Bộ Thông tin và Truyền thông - Cơ quan Thường trực Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số tổ chức Hội nghị chuyên đề thúc đẩy nâng cao chất lượng cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương.
Chiều 2/6, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số 6 tháng cuối năm 2023, đánh giá kết quả, mức độ chuyển đổi số năm 2022 của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng xã thông minh nhằm thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong chính quyền xã để phục vụ và tương tác với người dân tốt hơn, nâng cao kỹ năng số cho người dân, giúp dễ dàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và nét văn hóa đặc trưng của địa phương trên môi trường số.
Thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, trong đó tập trung phát triển chính quyền số, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh đoàn Ninh Bình phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn chuyển đổi số trong phát triển, hoạt động khởi nghiệp của Thanh niên năm 2023.
Để đẩy mạnh cải cách hành chính, thời gian qua, huyện Nho Quan đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, góp phần xây dựng nền hành chính trong sạch, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.
Hiện nay các bước tự đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 1, mức độ 2 và các tiện ích của ứng dụng VNeID tương đối rõ ràng, nhưng rất nhiều người vẫn chưa biết cách thực hiện.
Thời gian qua, huyện Kim Sơn đã tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm một cửa liên thông theo hướng chuyển đổi số, hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
Sáng 5/5, Tổ công tác Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số của Chính phủ (gọi tắt là Đề án 06) do Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ Phó Thường trực Tổ công tác làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh về tình hình, kết quả triển khai Đề án trên địa bàn.
Sáng 21/4, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị giới thiệu "Xuất bản phẩm điện tử". Dự hội nghị có lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Thông tin và Truyền thông; trưởng ban biên tập các trang thông tin điện tử, ấn phẩm không kinh doanh của các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, thành phố; lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh các huyện, thành phố; đại diện Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ THT.
Chuyển đổi số cấp xã là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ, góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, phục vụ nhân dân. Trên cơ sở đó, thành phố Tam Điệp đã đẩy mạnh việc xây dựng mô hình chuyển đổi số cấp xã.
Sáng 30/3, các học viên lớp chuyên viên cao cấp khóa 2 năm 2023 của Học viện Hành chính quốc gia đã có buổi trao đổi kinh nghiệm về công tác chuyển đổi số tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình.
Với chủ đề “Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số”, Tháng Thanh niên năm nay, Huyện đoàn Kim Sơn tập trung tăng phát huy vai trò tiên phong, sáng tạo của thanh niên trong ứng dụng công nghệ số vào các mặt công tác của Đoàn.
Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng giới thiệu bài nói của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng về sự khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính cấp xã tại huyện Yên Mô đã và đang tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi giải quyết các thủ tục hành chính, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và hướng tới mục tiêu chuyển đổi số trong thời gian tới.
Chuyển đổi số để xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, từ mục tiêu ấy, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp huyện Yên Khánh đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi mặt đời sống, bước đầu đã đạt kết quả đáng phấn khởi.
Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2023 với chủ đề “ Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn”. Sáng 25/2, Tỉnh Đoàn phối hợp với Viễn thông Ninh Bình tổ chức tập huấn chuyển đổi số cộng đồng cho các đồng chí Bí thư Đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Sáng 25/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số Phạm Minh Chính, Hội nghị toàn quốc về chuyển đổi số đã diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Đồng chủ trì có Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng, phức tạp, các hiện tượng thời tiết, thủy văn, hải văn cực đoan có xu hướng gia tăng về cường độ và tần suất thì công tác dự báo cần được nhận diện từ sớm, từ xa, nhanh chóng, chính xác.
Trong thời gian qua, Gia Viễn đã thực hiện việc công khai, minh bạch các văn bản chỉ đạo điều hành của TW, của tỉnh, huyện, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân, tổ chức được tiếp cận thông tin về tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước.
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của chuyển đổi số. UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch về “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Xây dựng lực lượng chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực thi công vụ là mục tiêu của ngành Quản lý thị trường (QLTT). Chuyển đổi số đang là giải pháp để góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu này.
Theo Quyết định của UBND tỉnh Ninh Bình về phê duyệt kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương năm 2022 vừa công bố, TP. Ninh Bình là đơn vị được đánh giá ở mức rất tốt, dẫn đầu các địa phương khối huyện, thành phố.
Ninh Bình là một trong những địa phương thí điểm về chuyển đổi số trong phạm vi cả nước. Qua gần 2 năm thực hiện đã cho thấy chuyển biến rõ nét. Năm 2021, tỉnh được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, xếp hạng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về kết quả chuyển đổi số, tăng 2 bậc so với năm 2020.
Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, triển khai công tác hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.
Từ 3 xã làm điểm năm 2021, năm nay huyện Nho Quan tiếp tục nhân rộng cho 10 xã tiếp theo, đạt tỷ lệ gần 50% tổng số xã trên địa bàn thực hiện chuyển đổi số. Đây là sự nỗ lực của huyện miền núi còn nhiều khó khăn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể và động lực, Ninh Bình đang hướng tới mục tiêu “vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân” thông qua công cuộc chuyển đổi số. Và sự hưởng ứng, sử dụng các nền tảng số của nhân dân sẽ trở thành một tác nhân quan trọng thúc đẩy ngược lại để chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.
Chuyển đổi số là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 01, ngày 20/4/2021 về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình trân trọng giới thiệu tài liệu tuyên truyền: "Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tươi đẹp hơn cho người dân".
Trước đó, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg về Ngày Chuyển đổi số quốc gia, lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
Chuyển đổi số mang lại thay đổi lớn, làm gián đoạn toàn bộ nhiều ngành công nghiệp, đồng thời, lại tạo ra sự sáng tạo phá hủy giúp một số doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển kỷ lục. Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình trân trọng giới thiệu tài liệu tuyên truyền Chuyển đổi số - Cẩm nang cho doanh nghiệp.
Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là hoạt động phát triển chính phủ số của các cơ quan trung ương và tương ứng với đó là hoạt động phát triển chính quyền số, đô thị thông minh của các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương. Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình trân trọng giới thiệu tài liệu tuyên truyền Chuyển đổi số - Cẩm nang cho cơ quan nhà nước.
Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình trân trọng giới thiệu tài liệu Chuyển đổi số: Cẩm nang cho người dân.
Ngày 04/10/2022, Sở Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch số 41/KH-STTTT tuyên truyền hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/9, Liên đoàn Lao động tỉnh đã phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn, nhất là công đoàn trong các doanh nghiệp với việc thay đổi phương thức sản xuất, hoạt động quản lý của doanh nghiệp.
Năm 2021, thực hiện mô hình chuyển đổi số cấp xã, huyện Yên Mô có 6 xã, thị trấn được UBND tỉnh lựa chọn triển khai thí điểm. Đây là địa phương có số đơn vị triển khai thí điểm chuyển đổi số nhiều nhất tỉnh. Với quyết tâm cao và cách làm thận trọng, đến nay sau hơn một năm triển khai thí điểm, Yên Mô đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Sáng 10.9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ 17 năm 2022 với chủ đề “Bản lĩnh Việt Nam”. Chương trình vinh danh 7 tập thể, 6 cá nhân thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng, phát triển hạ tầng số là một nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ chú trọng và giao phó trong các văn bản quan trọng về chuyển đổi số. Trong thời gian qua Chính phủ, các Bộ, ngành đã ưu tiên, nỗ lực đẩy mạnh phát triển hạ tầng số và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức, cắt giảm các chi phí đi lại cho người dân, doanh nghiệp mà còn góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, đồng thời làm giàu nhanh dữ liệu chung. Để thực hiện hiệu quả mục tiêu này thì công tác tuyên truyền được các sở, ngành, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xác định là khâu đột phá và cần đi trước một bước.
Cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt, đưa nhiều ứng dụng mới thuận tiện cho cán bộ y, bác sỹ và người bệnh, tiến tới sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử… là những nội dung mà Bệnh viện Sản – Nhi Ninh Bình đang thực hiện nhằm ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phục vụ người bệnh một cách tốt hơn.
Sáng ngày 30/8, Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “Văn hoá công sở, đạo đức công vụ trong thời kỳ chuyển đổi số”.
Thành phố Tam Điệp là địa phương được Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số tỉnh lựa chọn triển khai thực hiện thí điểm xây dựng mô hình “Chính quyền số cấp huyện” theo Nghị quyết số 01 ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Năm 2022 là năm đầu triển khai thực hiện "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 06). Đến ngày 27/5/2022, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức kết nối chính thức cổng dịch vụ công tỉnh, hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, là 1 trong 3 tỉnh kết nối chính thức đầu tiên trên cả nước.
Chiều 15/8, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác phát triển chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022.
Sáng 8/8, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tổ chức phiên họp thứ ba, được kết nối trực tuyến tới trụ sở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Với mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn, huyện Hoa Lư đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người dân hiểu về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, cách thức thực hiện, tạo môi trường hình thành thế hệ công dân số và doanh nhân số cho tương lai.
Chiều 5/8, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh tổ chức hội thảo chuyển đổi số phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình.Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; đại biểu Liên Hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương; các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Với quyết tâm và cách làm sáng tạo, thực hiện phương châm "lấy người dân làm trung tâm", thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô đã đạt được kết quả đáng ghi nhận trong công tác giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.
Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, tất cả các tuyến cao tốc trên cả nước đồng loạt bỏ hình thức thu phí thủ công và chuyển sang sử dụng hệ thống thu phí tự động từ ngày 1/8. Vì vậy, những ngày gần đây, nhu cầu dán thẻ thu phí tự động ETC của nhiều chủ phương tiện tại Ninh Bình tăng cao.
Để các hợp tác xã có thể ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh cũng như quản lý hiệu quả thì vấn đề cốt lõi nhất vẫn là thay đổi về tư duy, nhất là của người đứng đầu. Điều này giúp thúc đẩy các hợp tác xã phát triển theo hướng bền vững, thích ứng với nền kinh tế thị trường.
Thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia, các đề án, kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh Ninh Bình, sự phối hợp của toàn ngành, BHXH tỉnh Ninh Bình là đơn vị đã mang lại những chuyển biến sâu sắc trong việc thực hiện chiến lược chuyển đổi số. , ngày càng hoàn thành mục tiêu phục vụ doanh nghiệp, người lao động và người dân.
Chiều ngày 22-7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì tổ chức Cuộc thi “Tìm kiếm giải pháp Chuyển đổi số Quốc gia - Viet Solutions” năm 2022.
Thời gian qua, các xã trên địa bàn huyện Kim Sơn đã tích cực vào cuộc. Những thách thức về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực đang từng bước được khắc phục, nhưng việc tạo ra những thay đổi trong nhận thức của người dân về chuyển đổi số đòi hỏi sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các địa phương trong huyện.
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và được xem là yêu cầu khách quan của sự phát triển, không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc, đặc biệt là chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu của báo chí nước ta hiện nay. Hòa chung xu hướng đó, Báo Ninh Bình đã, đang và sẽ làm gì để thực hiện một nhiệm vụ chuyển đổi số.
Thực hiện chương trình khuyến công địa phương năm 2022, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân huyện Hoa Lư tổ chức hội nghị tuyên truyền nâng cao kiến thức ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý, điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các HTX trên địa bàn tỉnh.
Với phương châm: lấy con người là trung tâm, công nghệ sẽ hỗ trợ, thúc đẩy, huyện Yên Mô đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ hành chính công, góp phần xây dựng chính quyền điện tử, tạo nền tảng dẫn dắt toàn bộ quá trình chuyển đổi số.
Ngày 20/5/2022 Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành Quyết định số 922/QĐ-BTTTT phê duyệt Đề án "Xác định bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (CĐS) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia".
Ngày 11/5, huyện Kim Sơn tổ chức Đoàn công tác đi nghiên cứu, tham quan, học tập kinh nghiệm chuyển đổi số tại xã Yên Hòa, huyện Yên Mô.
Ngày 10/5, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên truyền về xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số; trao đổi hướng dẫn chăm sóc sức khỏe hậu Covid - 19 cho cán bộ công đoàn chủ chốt ở các Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Năm 2021, cùng với 5 xã trên địa bàn huyện Yên Mô, Yên Từ được chọn thực hiện mô hình thí điểm chuyển đổi số cấp xã. Mặc dù là việc mới, việc khó nhưng bằng tinh thần trách nhiệm, cấp uỷ, chính quyền, đội ngũ cán bộ xã đã sớm bắt tay vào việc, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo nền tảng hình thành chính quyền điện tử, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân.
Sáng 28/4, Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số tổ chức phiên họp thứ 2 để đánh giá kết quả thực hiện quý I năm 2022 và xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung triển khai trong quý II năm 2022 và thời gian tới. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tuyến đến điểm cầu 21 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Ngày 14/4/2022, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 24/UBND-PVHCC về việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số là nhiệm vụ khó và cần sự tham gia tích cực của người dân. Hiểu rõ như vậy nên thời gian qua, cùng với các giải pháp trọng tâm từ phía chính quyền địa phương, huyện Kim Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, từng bước thay đổi thói quen của người dân trong thực hiện các giao dịch hành chính công.
Sở Thông tin và Truyền thông - cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số tỉnh Ninh Bình báo cáo Chuyên đề về tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả dịch vụ công trên địa bàn tỉnh như sau:
Ngày 30/3, Chi bộ Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội nghị ra mắt và ký cam kết thực hiện mô hình điểm "Quản lý, điều hành và đánh giá chất lượng công việc trên môi trường số". Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hạnh, TUV, Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tiếp tục được coi là mục tiêu quan trọng đối với các ngân hàng. Chỉ với chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối internet, mọi giao dịch đều có thể thực hiện được, mang đến sự tiện lợi, hiệu quả cho cả khách hàng lẫn ngân hàng.
Thời gian qua, việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào triển khai hội nghị truyền hình trực tuyến liên thông 4 cấp từ xã, huyện, tỉnh, Trung ương là một trong những giải pháp hữu hiệu trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp nhanh, gọn, giảm thời gian và tiết kiệm kinh phí tổ chức hội nghị.
Trong những năm qua, UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) để phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Các nội dung chủ yếu của cải cách TTHC tập trung vào rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin; đổi mới và nâng cao hiệu quả của Trung tâm Phục vụ hành chính công, tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau. Để thực hiện cải cách TTHC, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện thường xuyên quan tâm đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin.
Theo kế hoạch của Bộ Nội vụ, kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức sẽ được thực hiện vào tháng 6/2022.
Ngành KH&CN tiếp tục tăng cường nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ để đề ra giải pháp phục vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19; phát triển mạnh mẽ KHCN và đổi mới sáng tạo phục vụ cơ cấu lại nền kinh tế, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số…
Khi công nghệ số phát triển, hành vi khách hàng cũng thay đổi, tạo ra tác động sâu sắc đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Do đó, các doanh nghiệp buộc phải thay đổi để thích ứng với công nghệ kỹ thuật số, thay đổi các quy trình kinh doanh truyền thống; qua đó, giúp họ tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng và giảm chi phí vận hành, tiết kiệm thời gian.
Thời gian qua, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đầu tư đẩy mạnh hạ tầng băng rộng để đảm bảo kết nối Internet, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số hóa trên địa bàn tỉnh.
Phát triển hạ tầng viễn thông: Đảm bảo kết nối chuyển đổi số
Là 1 trong 6 xã, thị trấn của huyện Yên Mô được chọn làm điểm nhân rộng mô hình chuyển đổi số, xã Khánh Thịnh đã tích cực thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, đưa sản phẩm đặc trưng của xã lên sàn giao dịch điện tử... Kết quả bước đầu sau 1 năm triển khai, Khánh Thịnh đã cơ bản số hóa trên các lĩnh vực xây dựng chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Đến nay, xã Khánh Thịnh đã có trên 1.700/4.500 nhân khẩu tham gia cài App Công dân số.
Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay toàn tỉnh có trên 14.700 ha nuôi trồng thủy sản. Để có thể phát triển bền vững trong thời đại công nghệ 4.0
Với tinh thần lấy người dân là “trung tâm”, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về người dân sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, xây dựng kinh tế số, Chính phủ số, công dân số...
Trung tâm Công nghệ phòng, chống Covid-19 Quốc gia cho biết, ứng dụng PC-COVID vừa cập nhật tính năng tự khai kết quả xét nghiệm được cung cấp thông qua mục "Ví giấy tờ" trên phiên bản 4.2.2 vừa phát hành trên iOS và Android.
Theo Trung tâm Công nghệ phòng, chống Covid-19 Quốc gia, phiên bản 4.2.0 của ứng dụng phòng chống dịch PC-Covid vừa được phát hành trên kho ứng dụng CH Play của Google. Trước đó phiên bản tương tự dành cho các thiết bị dùng hệ điều hành iOS đã có mặt trên Apps Store từ ngày 10-1.
Giải thưởng Sao Khuê 2022 chính thức nhận hồ sơ từ nay đến hết ngày 13/3, tiếp tục lựa chọn và vinh danh các nền tảng, dịch vụ, giải pháp số trong 6 nhóm, lĩnh vực.
Trong khuôn khổ sự kiện Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử dưới sự chủ trì của Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra ngày 9/9 tại Hà Nội. Hội đồng Bình chọn lãnh đạo chuyển đổi số tiêu biểu năm 2021 đã tổ chức Lễ công bố và vinh danh 18 lãnh đạo chuyển đổi số tiêu biểu. Ông Đoàn Thanh Hải, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình vinh dự là một trong 8 lãnh đạo khối địa phương được vinh danh năm nay.
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?