
Thực hiện chương trình hiện đại hóa, tự động hóa lưới điện, thời gian quan Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình đã nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số tại các trạm biến áp 110kV, qua đó giảm nhân viên trực vận hành, đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Áp dụng chuyển đổi số tại Trạm biến áp 110kV giúp Công nhân quản lý vận hành thuận tiện giảm thời gian, công sức hơn trong công việc.
Trước khi áp dụng chuyển đổi số, các trạm biến áp 110kV đều được kiểm tra chủ yếu bằng thủ công. Số liệu kiểm tra sẽ được ghi vào giấy, sau đó nhập vào máy tính, tốn rất nhiều thời gian, công sức và đồng thời phải trực vận hành 3 ca, 4 kíp tại mỗi điểm trạm. Thì nay, các trạm biến áp 110 kV đều vận hành chế độ không người trực. Các thông số vận hành như công suất tác dụng, phản kháng, điện áp, dòng điện, tần số, …của lưới điện sẽ được truyền về trung tâm tức thời và tự động ghi lưu trữ.Canviệc theo dõi, phân tích dữ liệu, chuẩn đoán sự cố, hỏng hóc, quản lý công suất lưới điện truyền tải, điều khiển các Trạm biến áp 110kV sẽ được thực hiện trực tiếp trên máy tính
Cán bộ, nhân viên điện lực theo dõi, phân tích dữ liệu, chuẩn đoán sự cố, hỏng hóc, quản lý công suất lưới điện truyền tải, điều khiển các Trạm biến áp 110kV sẽ được thực hiện trực tiếp trên máy tính
Trung tâm điều khiển từ xa được Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình đưa vào vận hành từ năm 2016. Qua hệ thống này, việc theo dõi, phân tích dữ liệu, chuẩn đoán sự cố, hỏng hóc, quản lý công suất lưới điện truyền tải, điều khiển các Trạm biến áp 110kV sẽ được thực hiện trực tiếp trên máy tính. Nhờ vậy, việc tra cứu hay khai thác thông tin thiết bị trở nên nhanh chóng, chính xác và dễ dàng hơn.
Việc số hóa trong quản lý vận hành các TBA 110kV và lưới phân phối trên toàn tỉnh Ninh Bình đã góp phần đảm bảo tính ổn định, liên tục, tối ưu về kết cấu lưới điện, linh hoạt trong vận hành. Song song với đó, để hướng tới mục tiêu “số hóa thông tin”, “số hóa quy trình” và “số hóa toàn diện”, Công ty đang tiếp tục đầu tư, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, vận hành lưới điện. Trong đó, hiện đại hóa hệ thống đo đếm, phát triển công tơ điện tử với tỉ lệ đo xa đạt 100% với các khách hàng chuyên dùng và đầu nguồn, đạt 88% với khách hàng sinh hoạt.
Trong thời gian tới, Điện lực Ninh Bình dự kiến sẽ xây dựng và đưa vào 04 đường dây trung áp đáp ứng tự động hóa mạch vòng, từng bước xây dựng và phát triển lưới điện phù hợp với đề án phát triển lưới điện thông minh, nâng cao chất lượng và độ tin cậy cung cấp điện, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh./.
Thu Uyên
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?