Ninh Bình là một trong những địa phương thí điểm về chuyển đổi số trong phạm vi cả nước. Qua gần 2 năm thực hiện đã cho thấy chuyển biến rõ nét. Năm 2021, tỉnh được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, xếp hạng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về kết quả chuyển đổi số, tăng 2 bậc so với năm 2020.
Ninh Bình là 1 trong 3 tỉnh, thành phố trên cả nước sớm kết nối chính thức Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư
Cho đến nay, Ninh Bình là 1 trong 3 tỉnh, thành phố trên cả nước sớm kết nối chính thức Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Tổng số hồ sơ tiếp nhận trên Cổng dịch vụ công của tỉnh tăng 112%; Hồ sơ trực tuyến tăng gấp hơn 5 lần, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Ông Đặng Tùng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm chính phủ điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Việc đẩy mạnh xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi số trong thời gian qua của tỉnh Ninh Bình đã góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ doanh nghiệp và người dân ngày càng hiệu quả.
Điều đáng ghi nhận là nhận thức của người dân về chuyển đổi số đã từng bước được nâng cao. Người dân, nhất là ở giới trẻ đã chủ động tiếp cận các nền tảng công nghệ số trên các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính, đem lại lợi ích thiết thực.
Người dân giao dịch trên môi trường số của tỉnh đã tăng trưởng cả về số lượng người dùng và thời lượng sử dụng, nhất là ở các nền tảng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử.
Qua đánh giá năm 2022, hoạt động của người dân trên môi trường số của tỉnh đã tăng trưởng cả về số lượng người dùng và thời lượng sử dụng, đặc biệt ở các nền tảng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử. Để tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, chính quyền các cấp chú trọng thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành; hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu đời sống người dân trên địa bàn.
Ông Ngô Tôn Xuân, Chủ tịch UBND xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô cho biết: Đến nay 100% cán bộ đã có mã số để ký số; hiện văn bản giấy đã không thực hiện mà thực hiện chuyển đổi số. Bộ phận Một cửa thực hiện dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3, 4....
Ninh Bình phấn đấu đến năm 2025 sẽ hoàn thành các hệ thống nền tảng chính quyền điện tử; cơ bản hình thành chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số; tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Với quyết tâm chính trị cao nhất, tỉnh đang từng bước hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đặt ra, góp phần tạo ra bước đột phá quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội.
Trúc Linh
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?