Thứ Ba, 16/07/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Chiến dịch tháng hành động tuyên truyền về nhận diện, phòng chống lừa đảo trực tuyến và nâng cao nhận thức về an toàn, an ninh mạng

Thứ sáu, 31/05/2024
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Thời gian vừa qua, các vụ lừa đảo trực tuyến đã và đang diễn biến phức tạp trên môi trường số. Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin trong 6 tháng đầu năm, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 37,82 % so với 6 tháng cuối năm 2022.

Có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào các nhóm đối tượng: Người cao tuổi, trẻ em, người yếu thế, khuyết tật và người nhân viên làm ở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ MSMEs, doanh nghiệp tư nhân,…

Nhằm tăng cường nhận thức, kiến thức về lừa đảo trực tuyến, bảo vệ người dân Việt Nam trước những rủi ro tiềm ẩn trên không gian mạng, ngày 23/6, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức phát động Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện, phòng chống lừa đảo trực tuyến và nâng cao nhận thức về an toàn, an ninh mạng” dưới sự chủ trì, điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện, phòng chống lừa đảo trực tuyến và nâng cao nhận thức về an toàn, an ninh mạng” triển khai từ ngày 23/6 đến ngày 23/7/2023 dưới sự chủ trì Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), phối hợp cùng thành viên Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng. Chiến dịch được triển khai trên diện rộng, nâng cao nhận thức cho người dân thông qua các clip tình huống lừa đảo trực tuyến phổ biến, các tip hướng dẫn nhận diện 24 hình thức lừa đảo, đồng thời cung cấp bộ cẩm nang kiến thức phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình trên không gian mạng. Riêng với mỗi nhóm đối tượng, sẻ tổ chức các chiến dịch riêng biệt để triển khai trong thời gian nhất định, đồng thời cũng cung cấp các bộ cẩm nang nhận diện và phòng tránh về lừa đảo trực tuyến giúp nâng cao kiến thức về an toàn, an ninh mạng, bao gồm như sau:

- Chiến dịch 1: Chiến dịch tuyên truyền, phổ biến và ban hành cẩm nang “An toàn, an ninh mạng trực tuyến” cho người cao tuổi, kéo dài trong thời gian từ ngày 23/6 đến 26/6/2023.

- Chiến dịch 2: Chiến dịch tuyên truyền, phổ biến và ban hành cẩm nang an toàn, an ninh mạng cho cán bộ, nhân viên các cơ quan, đơn vị nhà nước khu vực công từ ngày 27/6 đến 30/6/2023.

- Chiến dịch 3: Chiến dịch truyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến cẩm nang bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), kéo dài trong thời gian từ ngày 31/6 đến 03/7/2023.

- Chiến dịch 4: Chiến dịch tuyền truyền, nâng cao kiến thức đảm bảo an toàn, an ninh mạng là yếu tố then chốt duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, kéo dài trong thời gian từ ngày 04/7 đến 08/7/2023.

- Chiến dịch 5: Chiến dịch bảo vệ an toàn, an ninh mạng cho trẻ em trên không gian mạng, kéo dài trong thời gian từ ngày 9/7 đến 12/7/2023.

Ngoài ra, trong chuỗi các chiến dịch, ngày 5/7/2023, Cục An toàn thông tin cũng đã có tổ chức hoạt động Xây dựng không gian mạng an toàn và công bằng: Hướng dẫn và hỗ trợ cho người yếu thế trong xã hội, để tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức an toàn an ninh mạng cho người yếu thế, bao gồm người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em, trẻ vị thành niên và người khuyết tật.

Thời gian còn lại trong Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, nâng cao nhận thức an toàn, an ninh mạng sẽ tập trung các hoạt động cho các đối tượng người dân toàn xã hội, bao gồm chuỗi series các bài viết, video, phóng sự và các nội dung trên nền tảng truyền thông nhằm lan tỏa thông điệp rộng rãi tới toàn bộ người dân Việt Nam.

Việc tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách trong thời đại số hóa. Cục An toàn thông tin rất mong nhận được sự phối hợp tích cực từ phía các cơ quan báo chí để cùng nhau chung tay phòng chống lừa đảo trực tuyến và bảo vệ an toàn thông tin cho mọi đối tượng tham gia hoạt động trên môi trường mạng.

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo thường kỳ


Kết quả Chiến dịch:

Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” đã nhận được sự hưởng ứng, đồng hành và phối hợp tích cực của đông đảo các cơ quan đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp trên khắp cả nước. Đặc biệt với sự chung tay của các cơ quan báo chí, truyền thông, các nền tảng mạng xã hội, KOL, những người có sức ảnh hưởng giúp phủ sóng thông tin rộng rãi trên không gian mạng. Ngoài ra, còn có sự đồng hành của các thành viên liên minh bao gồm VNPT, Viettel, MobiFone, CMC, Bkav, VNG, TikTok, Cốc Cốc.

Kết quả nổi bật:

Tổng số tin bài: Hơn 40 đầu báo chia sẻ thông tin về chiến dịch với hơn 1.550 bài viết tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về cách nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến. Trong đó, nhiều đơn vị xây dựng các tuyến bài hoặc chuỗi phóng sự nổi bật như Vietnamnet, VOV, VnExpress, Đài truyền hình Việt Nam VTV, ANTV,…
Phủ sóng tin tức trên các kênh của Đài truyền hình quốc gia: VTV1, VTV2, VTV24, VTV9,… và các Đài truyền hình lớn.
Xây dựng chuỗi series lừa đảo trực tuyến trên các báo lớn: Vietnamnet, VTV News, Báo Thanh Niên, Báo Tuổi trẻ, Báo VnExpress,…
100% cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành, địa phương triển khai tuyên truyền theo đúng kế hoạch phát động tháng hành động.

Thời gian Tháng chiến dịch: Từ ngày 23/6 đến ngày 23/7/2023.
Kết quả cụ thể:

- Tổng số bài viết tuyên truyền trên báo chí, chuỗi phóng sự phát thanh - truyền hình: 1550 tin bài; - Tổng số video được các đài truyền hình sản xuất, phát sóng: Hơn 500 video
- Tổng số video đăng trên các mạng xã hội: gần 2.000 video tái hiện và cảnh báo các hành vi lừa đảo trực tuyến đã được các nhà sáng tạo nội dung sản xuất và đăng tải trên các kênh mạng xã hội.
- Tổng số lượt xem trên mạng xã hội: hơn 2,1 tỷ lượt xem từ 20,85 triệu người dùng.
- Tổng số cơ quan tổ chức tham gia: 85 cơ quan đơn vị
- Tổng số cơ quan báo, đài, truyền hình trên phạm vi cả nước tham gia: 108 cơ quan báo, đài, truyền hình.
- Tổng số cơ quan, đơn vị sử dụng kết quả SP do Cục chủ trì xây dựng để tuyên truyền tại địa phương: 63 cơ quan báo chí, 63 đài truyền hình địa phương, 41 cơ quan báo chí, thông tấn, đài truyền hình ở Trung ương.
- Tổng số người dân được tuyên truyền trực tiếp tại cơ sở: 17.870
- Tổng số sổ tay tuyên truyền cho người dân: 2000
- Tổng số tờ rơi được in ấn và phát cho người dân: 323.800
- Tổng số lượt tiếp cận qua các phương tiện truyền thông: 20.845.814

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?