Thứ Tư, 14/08/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Hành trình một thập kỉ của di sản Tràng An

Chủ nhật, 09/06/2024
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Từ sau khi Tràng An được UNESCO ghi danh đã mở ra cơ hội to lớn để Ninh Bình khai thác, phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của quê hương, đất nước.

10 năm qua, với định hướng Tràng An là bộ mặt, hạt nhân của du lịch Ninh Bình, các sản phẩm du lịch tại đây từng bước được đa dạng hóa và phát triển. Đã có nhiều tuyến tham quan như du lịch sinh thái, khám phá hang động, tìm hiểu di tích lịch sử- văn hóa. Trong đó, những sản phẩm đặc trưng, mang thương hiệu của vùng di sản như: Hoa Lư, Bái Đính mùa lễ hội; Tam Cốc mùa lúa chín, hay Tràng An mùa rong rêu…Cùng với đó, sự sáng tạo không gian văn hóa người tiền sử Khê Cốc; những ứng dụng công nghệ mới trong lòng di sản, hay xây dựng cánh đồng lúa nghệ thuật là những minh chứng sinh động nhất cho việc nối dài thương hiệu di sản của quê hương.

Danh thắng Tràng An thu hút đông đảo du khách bởi vẻ đẹp sơn thủy hữu tình.

Với những nỗ lực chung cả cả Đảng bộ, chính quyền và người dân địa phương, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An đã góp phần quan trọng đưa hình ảnh của tỉnh Ninh Bình đến với bạn bè bốn phương; tạo động lực mạnh mẽ để Ninh Bình phát triển, ghi tên mình vào bản đồ du lịch thgiới với nhiều thương hiệu mới, như trong top 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới; 1 trong 23 điểm du lịch tuyệt vời nhất năm 2023; tốp 10 điểm đến nghỉ dưỡng dành cho gia đình tốt nhất thế giới… Hình ảnh về di sản Tràng An đã ngày càng xuất hiện nhiều trên các bộ phim bom tấn Hollywood, tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo chí quốc tế

Thông qua phát triển dịch vụ du lịch, Ninh Bình đã thuộc tốp 10 tỉnh, thành thu hút lượng khách đến cao nhất cả nước. Riêng, di sản Tràng An năm 2014 đón từ 2,2 triệu lượt khách, đến năm 2023, con số này là hơn 4,6 triệu lượt, doanh thu đạt 4.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% tổng lượng khách du lịch của cả tỉnh. Khai thác du lịch tại quần thể di sản Tràng An không chỉ đóng góp hữu hiệu cho phát triển kinh tế địa phương, mà còn là giải pháp để bảo tồn di sản, giảm áp lực lên tài nguyên thông qua tạo việc làm cho người dân tham gia vào hoạt động du lịch, dịch vụ như sản xuất hàng lưu niệm, ăn uống, giải trí, hướng dẫn viên du lịch, chở đò… với thu nhập ngày càng ổn định và nâng cao hơn. Đặc biệt, nhiều làng nghề truyền thống như thêu ren Văn Lâm, gốm Bồ Bát, đá Ninh Vân, mỹ nghệ cói Kim Sơn, mộc Phúc Lộc... đã có cơ hội phát huy thế mạnh tiêu thụ sản phẩm thủ công tới du khách.

Đến nay, số lao động trực tiếp tại di sản Tràng An đạt hơn 10.000 người, lao động gián tiếp là hơn 20.000 người, với mức thu nhập ngày càng ổn định. Phỏng vấn lái đò khu du lịch sinh thái Tràng An, trước làm nông nghiệp giờ thu nhập từ du lịch nên ý thức cao trong bảo vệ môi trường. Bà TGĐ UNESCO: "Tràng An là mô hình mẫu mực của thế giớ. Không dừng lại với những kết quả đã đạt được, Ninh Bình vẫn đang nỗ lực với những ý tưởng mới , kỳ vọng mới trên sứ mệnh bảo tồn và quản lý hiệu quả di sản Tràng An để làm dầy lên hệ sinh thái tự nhiên, giá trị văn hóa mang tính toàn cầu; tôn lên nét đẹp hùng vĩ, nên thơ của kỳ quan thế giới."

Ngày 04-03-2024 thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 218 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với mục tiêu đặt ra là: Đến năm 2030 là tỉnh khá, cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo. Theo đó, đi qua chặng đường 10 năm trở thành di sản thế giới, Tràng An hôm nay đã có thêm sứ mệnh mới là trở thành trung tâm, trái tim của "Đô thị di sản thiên niên kỷ" hàm nghĩa trên cả bình diện lịch sử kinh đô Hoa Lư của đất nước - đô thị hàng nghìn năm và tầm nhìn về một hình mẫu đô thị thích ứng với biến đổi môi trường, hài hòa giữa không gian nhân tạo với không gian thiên tạo; phát triển dựa trên khả năng tối đa hóa tính độc đáo, giá trị văn hóa, bản sắc địa phương, kết hợp chặt chẽ giữa phục dựng, bảo tồn di sản và phát triển kinh tế-xã hội.

Những quyết sách của Tỉnh về du lịch nói chung, di sản Tràng An nói riêng đã biến những khát vọng của người dân thành hiện thực. "Trái ngọt" của chủ trương và chính sách phát triển bền vững gắn với đảm bảo sinh kế cho người dân đã làm thay đổi bộ mặt nhiều địa phương trong khu di sản Tràng An, làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch, nhiều nghề thủ công truyền thống được khôi phục, nhiều ngành nghề mới, sinh kế mới được tạo ra và người dân được hạnh phúc sống trong vùng di sản. Khát vọng Tràng An – Trái tim của đô thị di sản thiên niên kỷ sẽ viết tiếp hành trình phát triển mới cho quê hương, đất nước.

BC

 

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?