Tuyệt Tịnh Cốc có một tên gọi khác là động Am Tiêm, thuộc địa phận thị xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Động nằm tiếp giáp với thành Đông của kinh đô Hoa Lư ngày xưa đang được các tạp chí du lịch thế giới bình chọn một trong những địa điểm trải nghiệm thú vị. Động Am Tiên được ví như bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
Động Am Tiên là một di tích quốc gia đặc biệt thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, thuộc xã Trường Yên, tỉnh Ninh Bình. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10km và cách cửa Đông - đền Vua Đinh Tiên Hoàng khoảng 400m theo hướng đi Tràng An, động Am Tiên khi xưa tiếp giáp với thành Đông của Kinh đô Hoa Lư.
Động Am Tiên là những vách đá sừng sững hiên ngang đứng vững giữa mây trời với ở giữa là một hồ nức trong veo. Đặc biệt hơn cả là bởi vì nằm ở vị trí cao 500m so với mực nước biển nên khí hậu tại đây cũng mát mẻ quanh năm.
Điểm đặc biệt nhất nơi Động Am Tiên phải kể đến hồ nước trong veo, xanh ngắt và tĩnh lặng lạ thường.
Nhìn từ xa, Động Am Tiên có hình dáng tựa như miệng con rồng nên còn được gọi với cái tên khác là hang Rồng. Xung quanh động là hệ thống nhũ đá muôn hình vạn trạng như cây thóc, cây tiền, trái phật thủ, nụ hoa sen rũ xuống cùng những giọt nước. Ngoài ra, trong động còn có một hang Muối, hang Tiền.. vốn trước kia là nơi Vua Đinh, Vua Lê lựa chọn làm nơi cất giữ lương thực, ngân khố nước nhà.
Hồ nước dưới chân núi Động Am Tiên. Ảnh Thành Trung
Các bậc đá dẫn lên động. Ảnh: Thành Trung
Cổng thành đá nơi Động Am Tiên có thể xem như một minh chứng rõ nét nhất của một thời kỳ lịch sử hoai hùng của dân tộc. Chính vách đá vững chãi cùng lối kiến trúc cổ kính đã mang đến màu sắc cổ xưa, huyền bí và trầm mặc cho chốn non nước nơi thâm sơn cùng cốc này.
Cổng thành được xây bằng đá. Ảnh: Hà Phương.
Trước đây, chùa Am Tiên là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đích thân đặt tên với mục đích hóa giải những oán hận củal inh hồn các tử tù. Bởi vì ít ai ngờ rằng, nơi Động Am Tiên với cảnh sắc nên thơ, non nước hữu tình này ngày xưa vốn dĩ là một pháp trường, dùng để xử tử những kẻ trọng tội.
Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép lại rằng: Vua Đinh Tiên Hoàng vì muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn”. Bởi vì phần lớn khu vực xung quanh động Am Tiên là thung lũng ngập nước với địa hình đặc biệt, được những vách núi đá vôi cheo leo bao bọc nên vua đã chọn nơi này làm nơi giam giữ và xử án những kẻ có tội. Tương truyền rằng, ông đã cho nuôi những động vật hoang dã và hung dữ tại đây như hổ, báo, còn hồ nước chính là Ao Giải, vốn là nơi nuôi cá sấu để ném những kẻ có tội xuống cho cá ăn thịt. Nếu kẻ nào trốn ra được sẽ miễn tội chết.
Sau này, khi vua Đinh không còn nữa, chùa Am Tiên là nơi Thái hậu Dương Vân Nga lựa chọn làm nơi tu hành vào những năm tháng cuối đời. Bà lấy pháp danh là Bảo quang Hoàng Thái Hậu và đã sống tại đây cho đến ngày tạ thế. Có một bài thơ nổi tiếng của nhân gian truyền khẩu nói về vị hoàng hậu nổi tiếng này đã được khắc trên tường chùa, rằng:
“Hai vai gồng gánh hai vua
Hai triều hoàng hậu, tu Chùa Am Tiên
Theo chồng đánh Tống, bình Chiêm
Có công với nước, vô duyên với đời”
Cho đến sau này, chùa Am Tiên không chỉ là nơi thờ Phật mà còn thờ Hoàng hậu Dương Vân Nga cùng vài vị danh nhân thời Đinh và cả thiền sư Nguyễn Minh Không của thời lý nữa. Thiền sư ngày trước đã đến đây tu hành trong hang, tụng kinh thuyết pháp và xây thêm các bệ đá thờ Phật ở ngay cửa hang chính.
Chùa Am Tiên. Ảnh: Hà Phương
Cửa động Am Tiên. Ảnh: Hà Phương
Từ trên động nhìn xuống hồ nước. Ảnh: Hà Phương
Động Am Tiên - Tuyệt Tịnh Cốc như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình, nơi đây du khách không thể bỏ qua khi du lịch Ninh Bình.
Thành Trung (t/h)
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?