Thứ Ba, 16/07/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Chùa và núi Non Nước hiền hoà bên dòng sông Vân

Thứ bảy, 02/12/2023
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Khu di tích lịch sử cách mạng núi và chùa Non Nước từ lâu đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch với cảnh đẹp bình yên thanh tịnh của Ninh Bình.

Núi Non Nước. Ảnh nguồn internet

Núi Non Nước nằm ở phía Đông Bắc thành phố Ninh Bình, ở giữa cầu Non Nước, cầu Ninh Bình, ngay ở trên ngã ba sông Đáy và sông Vân. Tọa độ này không chỉ có giá trị lịch sử, mà còn ví như một “bảo tàng thơ” khi có hơn 100 bài thơ, văn, phú được khắc trên vách.

Chùa Non Nước – ngôi chùa cổ kính hàng trăm tuổi tọa lạc dưới chân núi Non Nước luôn mang trong mình vẻ linh thiêng, trầm mặc. Chùa được xây bằng đá dưới thời vua Lý Nhân Tông và được tu bổ khang trang hơn. Mỗi năm, chùa đón hàng trăm lượt du khách đến chiêm bái, lễ phật.

Núi Non Nước là một địa danh nổi tiếng gắn liền với danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu. Ông chính là người phát hiện ra vẻ đẹp của núi và đặt tên cho núi là Dục Thúy có nghĩa là “con chim trả tắm bên dòng sông nước bạc”. 

Cũng chính tại đây, ông đã lưu bút tích đầu tiên là một bài thơ để các thi sĩ đến thưởng ngoạn, ngắm cảnh làm thơ. Từ đây, có rất nhiều bài thơ của các thi sĩ khác khắc trên đá như Trần Anh Tông, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Cao Bá Quát, Ngô Thì Nhậm, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến....

 Với khuôn viên rộng gần 2000 m2, khu di tích núi và chùa Non Nước gồm các điểm tham quan: lầu đón gió, tượng đài Lương Văn Tụy, đền thờ Trương Hán Siêu, chùa Non Nước, công viên Thúy Sơn.

Nghinh phong các nằm giữa đỉnh Non Nước có tháp Linh Tế cao vút. Được xây dựng vào thế kỉ 16, đây là nơi Trương Hán Siêu cùng các thi sĩ tọa đàm ngâm thơ.

Tượng đài Lương Văn Tuỵ. Ảnh nguồn: Internet

Tượng đài Lương Văn Tụy được xây trên đỉnh núi Non Nước để tưởng nhớ đến sự kiện lịch sử trọng đại vào ngày 07-11-1929 anh cùng đồng đội đã vượt qua tai mắt của quân địch cắm cờ búa liềm trên đỉnh núi để khích lệ tinh thần đấu tranh của cả nước khi mới 15 tuổi.

Đền thờ Trương Hán Siêu nằm ở phía tây của núi Dục Thúy, được xây dựng theo kiến trúc kiểu chữ Đinh với ba gian bái đường và hai gian hậu cung.

Công viên Thúy Sơn là nơi thu hút nhiều du khách đến nghỉ ngơi, thư giãn tại các bể bơi, vườn thú, tham quan, thăm viếng.

Bậc đá lên núi Non Nước. Ảnh: Huy Minh

Trải qua 72 bậc đá lên đến đỉnh núi Non Nước, quý khách sẽ cảm nhận được không khí trong lành, thanh nhẹ, hòa quyện với cảnh sắc mây trời, non nước như chốn bồng lai tiên cảnh.

Núi Non Nước từng được ví là “cảnh tiên nơi cõi tục”, và nhiều danh nhân chọn làm nguồn cảm hứng để sáng tác thi ca. Thật sự, ít ngọn núi nào lại có hơn 40 bài thơ được tạc vào vách núi và hàng trăm bài vịnh cảnh của nhiều danh nhân qua các triều đại, nào là Trần Anh Tông, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Cao Bá Quát, Nguyễn khuyến… Trải qua biết bao nhiêu năm tháng và thời tiết khắc nghiệt, ấy vậy mà những tác phẩm để đời đó vẫn còn nguyên vẹn đến ngày hôm nay.

Năm 1962, Núi Non Nước được xếp hạng Di thắng cấp quốc gia, nay là Di tích cấp quốc gia đặc biệt, dần dần trở thành tọa độ thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm ngưỡng

Huy Minh

 

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?