Thứ sáu, 29/03/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình

Mô hình cá - lúa mang lại hiệu quả

Chủ nhật, 13/12/2020

HTX thủy sản Phú Lộc (Nho Quan) đã triển khai mô hình luân canh lúa-cá, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Trước đây, người dân xã Phú Lộc vẫn quen với việc một năm sản xuất 2 vụ lúa, tuy nhiên hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Nguyên nhân là do, địa phương thuộc vùng trũng, thường xuyên ngập vào mùa nước lên, bởi vậy bà con đã áp dụng mô hình nuôi cá trong ruộng lúa. Cá được thả vào ruộng lúa, sau từ 7 - 8 tháng là được thu hoạch. Trong thời gian thả cá, các hộ dân không phải đầu tư bất cứ loại thức ăn nào. Theo một số hộ nuôi cho biết, sau khi thu hoạch lúa, tận dụng gốc rạ, lúa rơi vãi ở ruộng để làm thức ăn cho cá.

Diện tích thầu ruộng lúa để nuôi cá của HTX hiện tại có 236 ha với 13 hộ thành viên. Các loại cá được thả bao gồm: Cá chép, cá trắm, cá rô phi... Tại địa phương, trồng lúa vụ mùa năng suất kém hơn so với vụ xuân nên nhiều ruộng bỏ hoang dẫn đến lãng phí đất, vì vậy xã đã tạo điều kiện cho HTX có nguyện vọng mượn đất, thuê đất để phát triển sản xuất. Một số hộ gia đình đã chuyển sang nuôi cá trong ruộng để tận dụng diện tích mặt nước và gốc dạ làm nguồn thức ăn cho cá.

Mô hình này dễ thực hiện, rủi ro thấp nên thu hút nhiều hộ dân tham gia. Các hộ chỉ cần đầu tư đắp bờ vùng, bờ thửa và tạo hệ thống kênh mương xung quanh thửa ruộng. Cá thả trong ruộng lúa tự đi kiếm thức ăn, người nuôi cá giảm được nhiều chi phí, tăng nguồn lãi. Bên cạnh đó, cá nuôi trong ruộng lúa không chỉ nhanh lớn, màu đẹp mà khi chế biến thành món ăn thịt cũng chất lượng, thơm, ngon hơn cá nuôi trong ao, ông Lương cho biết thêm. 

 

Mô hình cá - lúa mang lại hiệu quả "kép" do cá và lúa có quan hệ cộng sinh, cùng hỗ trợ nhau phát triển. Cá ăn sâu bọ hại lúa, sục bùn, diệt cỏ dại và các loại chất thải của cá tích tụ có tác dụng làm phân bón, tăng độ mùn cho ruộng lúa, giảm công làm cỏ, công làm đất sau mỗi vụ thu hoạch. Cùng với đó, ruộng lúa cung cấp rơm rạ mục, sâu bọ làm thức ăn cho cá nên tiết kiệm được nhiều chi phí thức ăn. Bên cạnh đó, cá sẽ ăn trứng ốc bươu vàng nên ốc không thể phát triển để hại lúa. Ngoài ra, việc ít phải sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm giảm chi phí trong quá trình canh tác lúa.

Nhằm mục tiêu cùng nhau phát triển, các hội viên của HTX thủy sản Phú Lộc đã giúp nhau trong sản xuất, từ việc cải tạo ao đầm, mua giống, thức ăn, đến kỹ thuật nuôi thả các loại thủy sản và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, diện tích ruộng nuôi cá đang phát huy hiệu quả, các đối tượng con nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất và giá trị cao hơn so với trước kia các hộ nuôi nhỏ lẻ.

Mai Anh

 

 

Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập
4324701

Trực tuyến: 59

Hôm nay: 3806

Hôm qua: 7918