Thứ sáu, 19/04/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số Make in Vietnam phục vụ quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực bưu chính

Thứ sáu, 20/11/2020

Đó là chủ đề Hội thảo  do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 18/11/2020 nhằm tích cực quảng bá các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu của doanh nghiệp Việt, và phát huy thế mạnh cho doanh nghiệp Việt. 

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết: Với tốc độ phát triển 20 - 30%/năm như hiện nay, theo tính toán, ngành bưu chính, chuyển phát sẽ cán đích doanh thu 6 tỷ USD vào năm 2025. Đặc biệt, sự phát triển của thương mại điện tử với quy mô thị trường ước đạt 33 tỷ USD vào năm 2025 đang mở ra cơ hội rất lớn cho bưu chính, chuyển phát. Riêng trong 2 năm trở lại đây, đã có hơn 150 doanh nghiệp tham gia thị trường bưu chính, ước tính đến hết năm 2020 đạt 550 doanh nghiệp. 
20201120-m01.jpg
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu khai mạc hội thảo
“Bưu chính đang trải qua giai đoạn chuyển đổi to lớn để có thể trở thành hạ tầng cho thương mại điện tử. Thị trường bưu chính rất hấp dẫn nhưng cũng không kém phần khốc liệt. Nếu sở hữu nền tảng công nghệ đáp ứng được nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp đều có cơ hội giành thị phần. Đặc biệt, doanh nghiệp nào mở được cách cửa chuyển đổi số sẽ có cơ hội giành lợi thế lớn trong cuộc chiến khốc liệt này”, Thứ trưởng Phan Tâm lưu ý. 
Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực bưu chính hiện nay cơ bản còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng và cơ hội mà thương mại điện tử mang lại.
Đơn cử ở công đoạn quản lý kho bãi, theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), mới có 36% doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát có hệ thống quản lý kho kết nối trực tuyến tới các khách hàng. Do công nghệ quản lý kho còn lạc hậu nên chi phí kho và quản lý kho còn cao, ở nhiều doanh nghiệp chi phí này chiếm trên 20% tổng doanh thu.
Để ngành bưu chính có những bước chuyển đổi mạnh mẽ từ dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính số, các dịch vụ hỗ trợ phát triển thương mại điện tử phục vụ chính phủ số thì cần có một nền tảng logistics thông minh dựa trên sự đổi mới công nghệ. Một số cải tiến công nghệ có thể cách mạng hóa các dịch vụ bưu chính, chẳng hạn như các nền tảng vận tải, giao hàng hay sự ra đời của các phương tiện không người lái, robot nhà kho... 
20201120-m02.jpg
Toàn cảnh Hội nghị
Tại hội nghị, các doanh nghiệp công nghệ số cùng các doanh nghiệp bưu chính đã tập trung trao đổi về những vấn đề gồm: Bài toán ứng dụng nền tảng quản lý thông minh để nâng cao hiệu suất lao động, giải quyết các vấn đề đặc thù của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích; Nhu cầu ứng dụng CNTT và chuyển đổi số của giao hàng nhanh trong chuỗi cung ứng dịch vụ bưu chính; Kinh nghiệm triển khai thực tế trong ứng dụng CNTT để phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ bưu chính; Giải pháp hạ tầng thúc đẩy chuyển đổi số cho ngành bưu chính; Giải pháp về quản lý kho hàng, chuyển phát hàng hóa thông minh tối ưu chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp: Phần mềm quản trị logistics toàn diện… 
Nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ số “Make in Vietnam” đã được giới thiệu với doanh nghiệp bưu chính, sẵn sàng giúp doanh nghiệp bưu chính tự tin chuyển đổi số. 
Hội thảo “Phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số Make in Vietnam phục vụ quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực bưu chính” là một trong những sự kiện chính của Hội thảo và Triển lãm Doanh nghiệp và sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2020 – Vibrand 2020 do Bộ TT&TT phối hợp UBND TP.HCM tổ chức.
BC

 

Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập
4485727

Trực tuyến: 56

Hôm nay: 3433

Hôm qua: 7507