Thứ sáu, 27/09/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Hiện trạng rác thải nhựa ở Việt Nam

Thứ sáu, 19/08/2022
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Tại hội thảo "Tác động sức khoẻ của chất thải nhựa - Các khuyến nghị chính sách và can thiệp ở Việt Nam”, do Đối tác hành động về Nhựa và Sức khỏe (PHA) cùng FHI 360 phối hợp tổ chức vào ngày 17/8/2022 tại Hà Nội, Báo cáo đã chỉ ra hiện trạng về rác thải nhựa ở Việt Nam, tác động của nhựa đối với sức khoẻ và những khuyến nghị cụ thể. 


Tại Việt Nam, ước tính rác thải nhựa chiếm 8 - 12% trong tổng số rác thải sinh hoạt, khoảng 2,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra môi trường mỗi năm (~ 7800 tấn/ngày) và tăng đột biến sau đại dịch COVID-19. 

Các nhà nghiên cứu cho biết sản xuất sản phẩm nhựa đã tăng trưởng nhanh ở Việt Nam trong 20 năm qua. Lượng tiêu thụ nhựa ở Việt Nam tăng từ 3.8 kg/người/ năm (1990) lên 41.3 kg/người/ năm (2018). Các sản phẩm nhựa bao bì chiếm tỉ trọng lớn nhất (36%). Ở các đô thị, tổng lượng túi ni lông được sử dụng là từ 10,48 - 52,4 tấn/ngày. 

Xu hướng tăng trong chi tiêu hộ gia đình cho thực phẩm và đồ uống là động lực tăng trưởng chính cho phân khúc bao bì nhựa (2019-2022). Tăng trưởng xây dựng nhà ở và xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn tiếp tục là động lực tăng trưởng cho phân khúc nhựa xây dựng (2019-2022). 

Theo nghiên cứu, trong rác thải nhựa tại Việt Nam, 80% túi nilong là loại dùng 1 lần, chỉ có 17% túi nhựa được tái sử dụng; chỉ khoảng 10% lượng rác thải nhựa được tái chế; xử lý rác thải nhựa và rác thải nhựa y tế bằng cách đốt vẫn rất phổ biến; 94% lượng rác thải ở các vùng ven sông và ven biển Việt Nam là rác thải nhựa, trong đó, phần lớn là nhựa dùng một lần. Chất thải nhựa tăng đột biến do đại dịch COVID-19.

PV
 

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?