Thứ Năm, 21/11/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Nhân lực công nghệ cao - tiền đề phát triển kinh tế số

Thứ năm, 10/06/2021
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Theo TS. Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội, kinh tế Việt Nam đang phát triển theo chiều sâu, chú trọng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào mọi hoạt động, do đó nguồn nhân lực công nghệ cao có vai trò rất quan trọng; là tiền đề để phát triển kinhVẫn thiếu hụt rất nhiều

Giới chuyên gia nhận định, hội nhập kinh tế đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng lao động, đồng thời giúp thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao.
 
 
Nguồn: ITN
 
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), năm 2020 có 110.172 lượt người có nhu cầu tìm việc, trong đó có đến 94,78% lao động qua đào tạo. Cụ thể, lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 66,57%, cao đẳng chiếm 15,82% và trung cấp chỉ chiếm 6,72%. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo rất khiêm tốn với 5,22%; sơ cấp nghề, công nhân kỹ thuật 5,67%.
 
TS. Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội cho biết, nhân lực công nghệ cao là những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao, quản lý hoạt động công nghệ cao, vận hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển theo chiều sâu, chú trọng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Bởi vậy, vai trò của nguồn nhân lực công nghệ cao rất quan trọng, được coi như là điều kiện tiền đề để đưa các công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào đời sống và phát minh, phát triển các công nghệ mới.  
 
Cũng theo bà Hương, nguồn nhân lực nước ta hiện khá dồi dào nhưng điểm nghẽn là chất lượng và nguồn nhân lực công nghệ cao vẫn thiếu hụt rất nhiều. Bởi lẽ, khoa học - công nghệ phát triển ngày một nhanh nhưng nước ta chưa đủ điều kiện để đào tạo ra những người lao động có trình độ đáp ứng các công việc trong lĩnh vực công nghệ cao. Những năm gần đây, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng đáng kể nhưng vẫn mang tính chất đại trà, chưa có nhiều lao động chuyên sâu.
 
Đổi mới cách đào tạo  
      
FALMI dự báo năm 2021 thị trường lao động sẽ phát triển các ngành tích hợp công nghệ cao như ngành công nghiệp, dịch vụ kỹ thuật, an ninh mạng, an toàn thông tin, thương mại điện tử... Thống kê từ trang tuyển dụng về công nghệ phần mềm TopDev, nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin của thị trường lao động Việt Nam năm 2021 là 500.000 người và thiếu hụt 190.000 người.
 
Thực tế này đòi hỏi nguồn nhân lực của nước ta cũng phải thay đổi để đáp ứng các tiêu chuẩn mới. TS. Nguyễn Thị Lan Hương đánh giá, hiện nay, các doanh nghiệp đều có những tiêu chuẩn nhất định về trình độ, kỹ năng và hành vi, thái độ đối với người lao động. Do đó, nguồn nhân lực công nghệ cao phải phát triển theo những khái niệm mới, không thể giữ như trước kia chỉ có đào tạo cơ bản nhưng không tập trung vào đào tạo chuyên sâu, ứng dụng và những kỹ năng mềm.
 
TS. Ngô Quỳnh An, Phó Trưởng khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng, muốn đáp ứng được những tiêu chuẩn mới về nguồn ngân lực công nghệ cao thì phải đổi mới cách đào tạo. Trước hết, phải nắm rõ từng ngành, từng lĩnh vực công nghệ cao cần người lao động như thế nào, sẽ làm những công việc gì. Các cơ quan quản lý cũng phải xem xét việc thiếu hụt nhân lực công nghệ cao là do đào tạo nhưng chưa sử dụng được hay chưa có cơ sở đào tạo. Ví dụ ngành nông nghiệp đang được đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao nhưng nguồn nhân lực vẫn rất hạn chế về kỹ năng ứng dụng thành tựu khoa học do đặc thù ngành nông nghiệp ở Việt Nam là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu là theo hộ gia đình ở vùng nông thôn.
 
Về lâu dài, hệ thống đào tạo phải chuyển động theo, định hướng từ sớm để đáp ứng các nhu cầu của ngành nghề. “Nên chia thành hai mô hình đào tạo. Một là đào tạo đại trà để đáp ứng được việc ứng dụng công nghệ 4.0 một cách phổ biến trong đời sống, hai là đào tạo những nhóm 'nhân lực lõi' với trình độ cao, chuyên sâu hơn để đẩy nhanh tiến độ nâng cao chất lượng lao động”, TS. Hương gợi ý.
 
(Theo daibieunhandan.vn)


 In tế số. 

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?