Thứ Tư, 30/10/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Hội nghị Đánh giá, phân tích kết quả DTI và Công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2022

Thứ sáu, 25/08/2023
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Chiều 24/8/2023, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá, phân tích kết quả DTI tỉnh Ninh Bình năm 2022 và công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan Nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2022. Đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh dự và chủ trì Hội nghị. Cùng dự có các thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong tỉnh ; các thành viên Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh.

Đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh , Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh chủ trì hội nghị - Ảnh: MĐ

Tại Hội nghị, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông đã báo cáo, phân tích kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của tỉnh Ninh Bình năm 2022 (DTI) và kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban ngành, các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn năm 2022 (PDTI).

Năm 2022 giá trị chỉ số DTI tỉnh Ninh Bình đạt 0,6214 điểm, tăng 0,0115 điểm so với năm 2021. DTI 2022của các Sở, ban,ngành, đánh giá và đo lường mức độ chuyển đổi số của các Sở, ban, ngànhtheo 06 nhóm chỉ tiêu chính và 43 chi tiêu thành phần, số điểm trung bình của các Sở, ban, ngành năm 2022 là 299,33 điểm,tăng hơn 92 điểm so với điểm trung bình năm 2021 (năm 2021 trung bình là 207,73 điểm), tất cả các sở, ban, ngành đều có số điểm cao hơn năm 2021 minh chứng cho việc thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở các sở, ban, ngành trong năm 2022 và trong thời gian tới. 

PDTI 2022 của các huyện/thành phố tập trung vào việc đo lường mức đánh giá mức độ chuyển đổi số của các huyện/thành phố, trọng tâm vào 08 chỉ số chính với 72 chỉ số thành phần có mức độ tăng mạnh về điểm số, điểm trung bình năm 2021 là 381,21 điểm và năm 2022 là 521,76 điểm tăng 140,55 điểm (tăng 42,8% so với năm 2021). Điểm số đánh giá của mỗi huyện/thành phố đều tăng, tối thiểu là tăng 86,73 điểm và tối đa là tăng 191,75 điểm. Năm 2022 cho thấy sự quyết liệt của UBND các cấp trong việc thực hiện chuyển đổi số ở cả 03 trụ cột phát triển Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số.

Đồng chí Đoàn Thanh Hải, Giám đốc Sở TT&TT phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Minh Đường

PDTI 2022 của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng có những thay đổi rõ rệt thông qua việc triển khai các chương trình Chuyển đổi số cấp xã. Việc đánh giá, đo lường mức độ chuyển đổi số của các xã, phường, thị trấn tập trung vào 08 chỉ số chính với 50 chỉ số thành phần, số điểm trung bình của 143 xã năm 2022 là 343,93 điểm (tăng 111 điểm tương ứng tăng 47,6%)so với năm 2021 là 232,93 điểm cho thấy việc triển khai chuyển đổi số cấp xã đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên còn nhiều xã trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục tập trung phát triển các chỉ tiêu ở các trụ cột như Kinh tế số và Xã hội số.

Các vấn đề về an toàn thông tin mạng và sử dụng các nền tảng số cho chuyển đổi số vẫn là hạn chế lớn của các sở, ban, ngành hay huyện/thành phố. Các hoạt động chuyển đổi số đang càng ngày càng diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp, nhưng việc để người dân hoạt động hiệu quả trên môi trường số và tận hưởng dịch vụ số còn chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù điểm số đánh giá đo lường mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành và các huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong năm 2022 có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhưng thực tế các địa phương khác trong cả nước thời gian qua cũng có những thay đổi rất nhanh chóng, quyết liệt, đây cũng là một trong những áp lực lớn để các cơ quan nhà nước, các huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cần nhìn nhận và có thêm nhiều sự thay đổi đáp ứng các yêu cầu thực tế đặc biệt trong các chỉ tiêu liên quan đến Kinh tế số và Xã hội số.

Từ kết quả đã đạt được, Hội nghị đã phân tích, đánh giá theo các chỉ số chính/chỉ số thành phần và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp cải thiện chỉ số DTI tỉnh trong thời gian tới. 

Mục tiêu xếp hạng chỉ số DTI và các chỉ số chính tỉnh Ninh Bình trong năm 2023 xếp thứ 10-15, đến năm 2025 xếp dưới 10. Tiếp tục duy trì giá trị điểm số đối với các CSTP đạt điểm tối đa năm 2022. 
Phấn đấu đạt giá trị điểm tối đa đối với các chỉ số thành phần đã đạt điểm cao trong năm 2022. Phấn đấu đạt giá trị điểm ở mức khá đối với các chỉ số thành phần đã đạt giá trị điểm số ở mức trung bình trong năm 2022. 

Phấn đấu đạt giá trị điểm ở mức trung bình đến khá đối với các chỉ số thành phần  đã đạt giá trị điểm số ở mức thấp, rất thấp trong năm 2022. Phấn đấu đạt giá trị điểm số ở mức trung bình đối với các chỉ số thành phần chưa có điểm trong năm 2022.

Đại biểu Sở Nội vụ phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Minh Đường

Cũng tại Hội nghị, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số đã công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2022. Theo đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số Sở Giáo dục và Đào tạo xếp thứ Nhất; Sở Thông tin và Truyền thông xếp thứ Hai; Sở Tài chính xếp thứ ba. Các cơ quan Nhà nước cấp huyện: UBND thành phố Ninh Bình xếp thứ Nhất; UBND thành phố Tam Điệp xếp thứ Hai và UBND huyện Nho Quan xếp thứ Ba. 

Kết luận hội nghị, đồng chí Tống Quang Thìn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá những kết quả của tỉnh Ninh Bình trong công tác chuyển đổi số và chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục để thúc đẩy chuyển đổi số của tỉnh trong thời gian tới đạt thứ hạng cao hơn trong toàn quốc.

Trong đó, tập trung thực hiện một số chỉ tiêu: Tối thiểu 70% cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung đầu tư nâng cấp trang thiết bị hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng chuyển đổi địa chỉ IP từ V4 sang V6; 100% hệ thống thông tin được xây dựng phê duyệt hồ sơ cấp độ và được triển khai phương án đảm bảo an toàn theo cấp độ; tối thiểu 50% cán bộ, công chức, viên chức đơn vị tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng; 100% hệ thống thông tin máy tính, thiết bị đầu cuối công nghệ thông tin ngành, bộ phận ngành cấp huyện, cấp xã triển khai các giải pháp bảo vệ, bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin; tối thiểu 80% thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến, trong đó 80% thực hiện dưới dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình; tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số... 

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số trong thời gian tới.

BCXB

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?