Thứ Năm, 21/11/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh

Thứ ba, 12/04/2022
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Theo Kế hoạch Chính phủ đặt ra mục tiêu: Nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành của các thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) trong công tác cải cách hành chính, tạo đột phá trong cải cách hành chính năm 2022. Thực hiện có hiệu quả, chất lượng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 ban hành kèm theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ. Gắn kết công tác cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương với việc xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số; tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính; nâng cao chất lượng, hiệu quả của cải cách hành chính. Thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ cải cách hành chính, góp phần đảm bảo thực hiện có chất lượng những nhiệm vụ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính một cách hiệu quả. Triển khai có kết quả một số nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính năm 2022. Xác định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thành viên Ban Chỉ đạo cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm: Chủ động chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính năm 2022 của bộ, ngành mình. Trên cơ sở kế hoạch của Ban Chỉ đạo, cụ thể hóa thành các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để triển khai thực hiện đối với các nhiệm vụ được phân công. Chủ trì, phối hợp, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ. Tổ chức thực hiện kiểm tra cải cách hành chính năm 2022 theo Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo, báo cáo Ban Chỉ đạo (qua Văn phòng Ban Chỉ đạo - Bộ Nội vụ) kết quả kiểm tra theo quy định. Chủ động đề xuất với Trưởng Ban Chỉ đạo và Bộ Nội vụ về những nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, cơ quan cần có sự phối hợp, đôn đốc từ Ban Chỉ đạo; tập trung đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, tăng cường trách nhiệm, đề xuất sáng kiến cải cách hành chính.

Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh là một trong một loạt những nhiệm vụ các bộ, ngành, địa phương cần triển khai trong nhóm nội dung về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và cải cách thủ tục hành chính năm 2022, gồm: Tổ chức triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Tiếp tục tham mưu, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025, bảo đảm chỉ tiêu cắt giảm, đơn giản hóa số quy định, chi phí tuân thủ, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đạt ít nhất 10%. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước; thống kê, rà soát, đơn giản hóa, công bố, công khai thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau. Tổ chức đối thoại với doanh nghiệp; nghiên cứu, đề xuất sáng kiến cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính... Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về cơ sở dữ liệu và cổng tham vấn quy định kinh doanh. Đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa cấp bộ, cấp tỉnh từ ngày 01/6/2022. Ban hành Thông tư sửa đổi một số điều tại Thông tư số 01/2018/TT-VPCP hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại các bộ, ngành, địa phương dựa trên dữ liệu và theo thời gian thực. Tổ chức rà soát, đánh giá các quy định kinh doanh; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành trước ngày 30/9/2022. Triển khai đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Chi tiết Quyết định số 42/QĐ-BCĐCCHC ngày 06/4/2022 tại đây.

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?