Ngày 7/10/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định số 119/2020/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 119). Nghị định này được thay thế Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/12/2020.
ảnh minh họa
Theo đó, Nghị định 119 quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.
Đối tượng áp dụng là: cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; cá nhân, tổ chức có liên quan.
Hình thức xử phạt: Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:
- Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 01 đến 12 tháng, bao gồm: giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in, báo nói, báo hình, báo điện tử, tạp chí điện tử, giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm, phụ trương, giấy phép xuất bản chuyên trang, giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, giấy chứng nhận đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ bị áp dụng các hình thi tinh giấy phép sản xuất kênh chương trình, giấy phép nhập khẩu báo in tạp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép xuất bản bản tin, giấy phép xuất bản đặc san,…;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 đến 12 tháng .
Ngoài các hình thức xử phạt quy định nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc cải chính, xin lỗi; Buộc thu hồi sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật; Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng, phát trên báo điện tử, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp; buộc gỡ bỏ chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, buộc gờ bỏ nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng, ứng dụng phát thanh truyền hình trên mạng, buộc gỡ bỏ xuất bản phẩm điện tử vi phạm các quy định của pháp luật; buộc gỡ bỏ nội dung giới thiệu , quảng bá , đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm pháp luật….
Nghị định cũng quy định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt. Trong đó mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản là 200.000.000 đồng đối với tổ chức và 100.000.000 đồng đối với cá nhân.
Trong Chương II về hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả có nêu cụ thể Vi phạm quy định về giấy phép; Vi phạm quy định về hoạt động báo chí, sử dụng thẻ nhà báo; Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí; Vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san; Vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí; Vi phạm quy định về cải chính trên báo chí; Vi phạm quy định về họp báo; Vi phạm quy định về thông tin phải ghi, thể hiện trên báo chí, bản tin, đặc san; Vi phạm quy định về phát hành sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí….
Trong Chương III, Nghị định nêu rõ, các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xuất bản bao gồm vi phạm quy định về giấy phép, điều kiện hoạt động xuất bản; vi phạm quy định về quy trình, thủ tục trong hoạt động xuất bản; vi phạm quy định về nội dung xuất bản ấn phẩm; vi phạm quy định về trình bày, minh họa xuất bản phẩm và ghi thông tin phải ghi trên xuất bản phẩm; vi phạm quy định về nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam; vi phạm quy định về liên kết trong hoạt động xuất bản; vi phạm quy định về hoạt động in xuất bản phẩm; vi phạm về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm; vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu xuất bản phẩm; vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xuất bản điện tử và phát hành xuất bản phẩm điện tử; vi phạm quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ thông tin, báo cáo trong hoạt động xuất bản.
Các trường hợp vi phạm tùy vào mức độ sẽ bị phạt tiền với mức thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất lên tới 200 triệu đồng.
Tùy vào từng sai phạm, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được giao cho một trong các đơn vị sau: thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông; thanh tra ngoại giao; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Quản lý thị trường; Công an nhân dân; Chủ tịch UBND.
Nghị định bao gồm 05 chương và 44 điều, bao gồm: Chương I – Quy định chung; Chương II – Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; Chương III – Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xuất bản, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; Chương IV – Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; Chương V – Điều khoản thi hành. |
Tải Nghị định số 119/2020/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản xem Tại đây