Thời đại công nghệ 4.0 nên gần như con người biết hết tất cả. Tuy nhiên, có một điều con người không nên biết, không nên chơi để cuối cùng bị lệ thuộc, nghiện đó chính là ma túy.
Shisha, bóng cười rất khó kiểm soát khi bị đội lốt ma túy
Shisha. Ảnh nguồn internet
Với nhiều người, nhất là các bạn trẻ từ lâu hai từ shisha và bóng cười đã không còn xa lạ. Hai loại ấy thực chất là một loại dược khí được hít, sử dụng qua đường hô hấp. Với nguồn gốc ban đầu, shisha là một loại cỏ Ả Rập, có tẩm các hương liệu trái cây. Còn bóng cười thực chất là quả bóng bay thông thường, được bơm khí nitrous oxide (N2O). Nếu dùng hai loại trên, hút vào sẽ có cảm giác phấn khích, tạo ra những cơn buồn cười ảo, thoải mái. Tuy nhiên, cả hai thứ trên chưa phải xếp loại ma túy cấm sử dụng ở Việt Nam nên không ít các cơ sở kinh doanh lợi dụng việc này đưa các loại ma túy vào nhằm tăng phấn khích và độ “phê” cho người sử dụng. Cũng có nhiều trường hợp người sử dụng tự ý cho ma túy vào để tăng độ “phê”.
Bóng cười. Ảnh nguồn internet
Thường như cần sa, cocain, heroin, thậm chí cả các loại ma túy tổng hợp hoặc các loại ma túy tổng hợp hoặc các loại tiền chất khác. Chính những chất này cộng với shisha, bóng cười mới gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe người sử dụng. Nếu lạm dụng, con đường chơi shisha, bóng cười đến nghiện ma túy là con đường rất ngắn. Trước những hậu quả khó lường và để tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội và tăng số người nghiện, do vậy thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần phải tăng cường quản lý các cơ sở kinh doanh shisha, bóng cười. Với những trường hợp phát hiện trộn ma túy vào các loại thực phẩm thì phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cho quần chúng nhân dân, nhất là đối với thanh thiếu niên cần phải biết về tác hại của ma túy. Phân biệt chất nào là chất ma túy để tuyên truyền, giáo dục con em không sa đà vào con đường nghiện hút.
Cần sa, loại ma túy thảo mộc
Cây cần sa. Ảnh nguồn internet
Giống như hình dạng thuốc lá, sợi thuốc lào. Cần sa, loại ma túy được liệt vào danh sách cấm ở Việt Nam. Trong cần sa có Tetra hydro Cannabinol- THC, một chất có chất có thể gây nghiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, thời gian gần đây cần sa lại được mua bán trá hình dưới nhiều tên gọi khác nhau hoặc được trộn lẫn trong các loại thực phẩm như chocolate, kẹo bánh ngọt, kẹo cao su, rượu… sau đó rao bán công khai trên mạng. Với thành phần ma túy này, nhiều đối tượng đã pha chế ma túy dạng bánh, có tên gọi là “bánh lười”. Đây là loại bánh được pha chế dưới dạng bánh ngọt. Nguyên liệu để làm bánh là bột mỳ, trái cây khô, socola… trộn với tinh chất cần sa rồi làm thành bánh ngọt.
Theo như lời quảng cáo “bánh lười” là chiếc bánh ngọt có tẩm cần sa. Bánh này có mùi thơm của socola, vị ngọt của nho khô… Do có tinh chất cần sa nên khi ăn chất ma túy sẽ ngấm nhanh vào máu khiến cho người sử dụng có cảm giác “phê”, hưng phấn, ảo giác. Người sử dụng sẽ dễ buồn ngủ hoặc chỉ thích nằm hoặc ngồi một chỗ cười. Vì vậy, bánh còn được gọi là “bánh lười”. Tinh vi trong quá trình sơ chế là vậy, thì hiện nay một nhóm thanh niên cũng thường xuyên sử dụng cần sa để cuốn hút hay hút bằng ống điếu thuốc lào. Dưới mọi hình thức nào thì đây chính là những chất gây nghiện, thuộc mặt hàng cấm. Vậy nên để công tác phòng chống sử dụng các loại thuốc gây nghiện như shisha, bóng cười, cần sa luôn đòi hỏi chúng ta phải tự giác, ý thức những tác hại để phòng ngừa, không sử dụng.
Minh Ngọc (t/h)
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?