![Sở Thông tin - Truyền thông Ninh Bình](https://tttt.ninhbinh.gov.vn/uploads/images/banner/so_thong_tin_truyen_thong_ninh_binh.gif)
Lợi ích của hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình áp dụng đối với người nghiện ma túy đủ 12 tuổi trở lên. Nhà nước khuyến khích người nghiện ma túy tự nghiện cai nghiện tại gia đình, cộng đồng. Được gia đình, người thân chăm sóc, quản lý, hỗ trợ, động viên trong quá trình cai nghiện. Người nghiện không bị cách ly khỏi gia đình, cộng đồng dân cư, giảm được sự sự kỳ thị. Không bị gián đoạn việc làm, học tập, chủ động được thời gian, tiền của.
Lưu ý: Yêu cầu người nghiện và gia đình phải nắm được kiến thức về điều trị cai nghiện. Các phác đồ và thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy đang chứng minh hiệu quả và được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong thời gian hiện tại, gồm: Phác đồ an thần kinh, phương pháp điện châm, thuốc Cedemex và phương pháp điều trị thay thế Methadone. Bên cạnh đó cần được bác sỹ có chuyên môn kê đơn thuốc và hướng dẫn cụ thể. Không tự ý mua các loại thuốc cắt cơn được quảng cáo trên mạng. Vì nếu dùng sai thuốc có thể gây tai biến nguy hiểm.
Chuẩn bị cho quá trình cắt cơn cai nghiện tại gia đình cho chính mình và người thân như thể nào?
Về tâm lý cho người nghiện trong giai đoạn cắt cơn: Người nghiện ma túy nhóm OPIATS (gồm thuốc phiện, herroin…) trong thời gian cắt cơn thường có biểu hiện hội chứng cai như: Cảm giác thèm ma túy rất cao độ, ngạt mũi, chảy nước mắt, đau cơ hoặc chuột rút, buồn nôn, giãn đồng tử, nổi da gà hoặc ớn lạnh, nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết áp.
Trong khi người nghiện ma túy dạng Amphetamine (ATS) có những biểu hiện hội chứng cai như: Mất ngủ hoặc ngủ lịm và mệt mỏi, chậm chạp hoặc kích động tinh thần vận động, trầm cảm, cảm giác thèm nhớ ma túy, tăng khẩu vị ăn nhiều hơn lúc bình thường. Như vậy, hội chứng cai chủ yếu là những biểu hiện đau đớn, khó chịu về mặt cơ thể nhưng nó có thể trở thành rào cản tâm lý cho người nghiện trong quá trình cai nghiện. Vì nhiều trường hợp đã gián đoạn bỏ dở quá trình cai nghiện và tái nghiện do họ không thể vượt qua hội chứng cai hoặc sợ hội chứng cai như (đau bụng, đau đớn, mệt mỏi về thể xác, mất ngủ) từ đó làm giảm quyết tâm cai nghiện của họ. Chính vì vậy trong việc hỗ trợ cắt cơn cho người nghiện, gia đình cần nắm được các khó khăn của người nghiện, các trạng thái tâm sinh lý của họ để giúp đỡ người nghiện tái hóa nhập cộng đồng và chống tái nghiện. Đây là công việc cần sự trợ giúp, động viên của gia đình, bạn bè, người thân, cơ quan y tế và chính quyền địa phương.
Người cai nghiện cần tự nguyện và có quyết tâm cao, đây là yếu tố tiên quyết thành công đó là: Lựa chọn một nơi mà bạn luôn cảm thấy thoải mái, bạn có thể chọn nhà mình, nhà người thân hay nhà bạn của mình, quan trọng là nơi đó không cho phép bạn sử dụng ma túy và những bạn nghiện ma túy không tìm thấy bạn. Cần tự nhắc nhở mình sẽ không sử dụng ma túy nữa. Bạn cũng cần thay đổi số điện thoại để tránh bạn bè tìm kiếm nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời mà thôi.
Sự cổ vũ và quan tâm từ những người thân trong gia đình, nhân viên y tế: Bạn hãy tìm một vài người mà bạn tin tưởng, có thể chia sẻ, dành thời gian chăm sóc và giúp bạn vượt qua những khó khăn trong lúc cắt cơn. Người này có thể là cha, mẹ, chú, bác, cậu, dì, anh, em, bà con thân thích hay người bạn thân.
Cần có nhân viên y tế, nhân viên xã hội để họ giúp bạn trải qua thời gian cắt cơn dễ dàng hơn. Bạn luôn giữ liên lạc với họ vì họ sẽ bạn rất nhiều trong lúc cắt cơn. Nếu bạn không cần đến nhân viên y tế trong thời gian cắt cơn sẽ là một trong những sai lầm trong quá trình cai nghiện phục hồi của bạn.
Hãy tìm kiếm sự tư vấn về ma túy để bạn vượt qua khó khăn và nhanh chóng phục hồi nhằm giúp bạn trải qua thời gian cai dễ dàng hơn và suy nghĩ lại những gì bạn muốn làm. Bạn nên nhớ trong thời gian bạn đang cai nghiện phục hồi, cơ thể bạn không được khỏe, tinh thần của bạn dễ bị chi phối khiến bạn có những suy nghĩ khác thường. Khi gặp nhân viên y tế hoặc huấn luyện viên hồi phục, bạn chỉ nên chú trọng vào việc bạn đang cai nghiện phục hồi mà thôi, bạn không nên suy nghĩ về những lý do dẫn bạn đến việc dùng ma túy.
Bạn sẽ gặp khó khăn nếu bạn nghĩ rằng trong thời gian cai nghiện ma túy phục hồi mà không cần cai tư vấn, hỗ trợ bạn là một sai lầm. Tốt nhất là bạn nên nói chuyện với người có kiến thức về điều trị, cai nghiện ma túy hay các nhân viên tư vấn hoặc huấn luyện viên hồi phục giúp đỡ để họ hỗ trợ bạn xây dựng kế hoạch phục hồi của riêng bạn sau cai nghiện phục hồi.
Những biểu hiện hay gặp khi cai nghiện và một vài cách khắc phục
Trong thời gian cai nghiện ma túy tại nhà, người nghiện thường gặp những trường hợp như: Thèm thuốc, căng thẳng đó là hội chứng cai. Bắt đầu quá trình cai nghiện, người cai nghiện ma túy nên áp dụng một số bài tập như hít thở để tâm lý đỡ mệt. Sau đó, người cai nghiện nên liên tưởng đến các câu chuyện vui, những điều tốt đẹp để cắt cơn nghiện ma túy, quên dần cảm giác bứt rứt lúc không sử dụng thuốc.
Cơ thể có thể đau đớn khó chịu: Quá trình bắt đầu cai nghiện ma túy, sẽ có các cơn đau đớn khó chịu trên tay, lưng và tình trạng này sẽ giảm bớt sau đó. Lúc ấy, người cai nghiện tốt nhất là nên thực hiện các phương pháp như là xông hơi, xoa bóp chân tay. Từ đó việc cai nghiện ma túy hiệu quả và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Rối loạn tiêu hóa, bài tiết: Để hạn chế phiền phức đó thì người cai nghiện ma túy cần tránh ăn những món ăn có nhiều dầu mỡ, tránh những thức uống có ga nó sẽ khiến bạn khó tiêu và rất dễ nôn. Thêm nữa, nếu mua và sử dụng những loại thuốc uống trong quá trình cai nghiện ma túy tuyệt đối phải hỏi ý kiến tư vấn của bác sỹ chuyên môn trước khi dùng.
Khó ngủ: Người cai nghiện ma túy tại nhà được phép dùng những loại thuốc như: Valium, Temesta, therelene… chỉ là những dược phẩm này cũng khiến người đang cai nghiện rất dễ phụ thuộc nên nhất định phải sử dụng theo tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Phương án giảm bớt chứng khó ngủ trong quá trình cai nghiện ma túy tốt nhất là chỉ leo lên giường khi rất buồn ngủ.
Bảo Ngọc
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?