Thứ sáu, 29/03/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình

Hội thảo đầu bờ tham quan mô hình sản xuất cây dược liệu Kim Ngân và Tam Phỏng

Thứ sáu, 22/05/2020

Ngày 21/5, tại xóm 4 xã Gia Sinh (Gia Viễn), Trung tâm Thực nghiệm Sinh học Nông nghiệp Công nghệ cao (Viện Di truyền Nông nghiệp) tổ chức Hội thảo đầu bờ tham quan mô hình sản xuất cây dược liệu Kim Ngân và Tam Phỏng.

Hội thảo đầu bờ tham quan mô hình sản xuất cây dược liệu Kim Ngân và Tam Phỏng

Hội thảo đầu bờ tham quan mô hình sản xuất cây dược liệu Kim Ngân và Tam Phỏng

Các đại biểu tham quan mô hình tại cánh đồng thảo dược, xóm 7, xã Gia Sinh, Gia Viễn.

Dự hội thảo có đại diện Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Viễn, Ban quản trị HTX Sinh Dược và 36 xã viên tham dự mô hình.

Mô hình đã chọn vùng đất được xem là cái nôi trồng, chế biến dược liệu truyền thống từ xa xưa để thực hiện đề tài "Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen và phát triển sản xuất cây dược liệu Kim ngân và cây Tam Phỏng tại tỉnh Ninh Bình" được Trung tâm Thực nghiệm Sinh học Nông nghiệp Công nghệ cao triển khai từ đầu tháng 3/2019.

Các đại biểu dự hội nghị.

Các đại biểu dự hội nghị.


Theo đó, dựa vào đặc điểm sinh học của cây Kim Ngân và Tam Phỏng trong dược điển, đề tài đã tiến hành đánh giá, thu thập 33.600 hom giống cây Kim Ngân và 4 kg hạt giống cây Tam Phỏng tại các huyện Nho Quan và Gia Viễn để trồng thành vườn nhân giống giống cây Kim Ngân và cây Tam Phỏng với quy mô 0,7 ha (7.000m2 ) cây Kim Ngân và 0,3 ha (3.000 m2) cây Tam Phỏng, đồng thời thực hiện xây dựng mô hình sản xuất thương phẩm cây dược liệu Kim Ngân (trên diện tích 3 ha) và cây Tam Phỏng (1 ha).

Trong quá trình thực hiện, nhóm tác giả đề tài và các hộ xã viên tham gia đã gặp những khó khăn, như: nắng nóng dài ngày, có kỳ mưa gây ngập úng (có diện tích phải trồng bổ sung), qua các kỳ sinh trưởng, các giống thảo dược thường gặp, như: sâu xanh, rệp, nấm gây rụng rụng lá.

Hội thảo đã báo cáo tóm tắt quá trình thực hiện, như: tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, phân tích thế mạnh, điểm yếu, đánh giá kết quả… từ khi bắt đầu triển khai mô hình đến nay.

Mô hình thành công không chỉ góp phần bảo tồn, nhân các giống thảo dược quý hiếm bản địa mà còn nâng cao kỹ thuật trồng trọt, các sơ chế, bảo quản thành phẩm, nâng cao giá trị nguồn dược liệu, tạo việc làm, phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành y dược và dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng tại địa phương.

 

Tin, ảnh: Minh Đường 

Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập
4326494

Trực tuyến: 39

Hôm nay: 5599

Hôm qua: 7918