Thứ sáu, 29/03/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình

Biện pháp chống nóng cho tôm nuôi

Thứ năm, 13/08/2020

Trong những ngày vừa qua, có 40 - 60% mẫu nước được phân tích có chỉ số khí độc NH3 cao vượt ngưỡng cho phép, và độ kiềm trong nước một số nơi hiện nay đang khá cao, ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật nuôi thủy sản. Để đảm bảo cho tôm sinh trưởng và phát triển cần: 

 

Một số biện pháp chống nóng cho tôm nuôi

Che lưới chống nóng cho tôm nuôi

1. Tăng cường kiểm tra và quản lý ao nuôi:

Khi nhiệt độ nước tăng thì cường độ trao đổi chất của sinh vật thủy sinh tăng do đó oxy tiêu tốn nhiều hơn trong khi khả năng hòa tan oxy giảm, do đó cần tăng cường chạy máy quạt nước, sục khí (nhất là khi tắt nắng).

- Tăng cường công tác kiểm tra, điều chỉnh các yếu tố môi trường, đặc biệt oxy về đêm, pH buổi chiều, NH3, NO2.

- Chuẩn bị sẵn máy nổ, máy phát điện, nước sạch và oxy dự phòng.

- Kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn thông qua việc chài, kiểm tra vó, hoặc đáy ao để  đánh giá tỷ lệ sống và ước lượng thức ăn chính xác (khi nhiệt độ nước trên 320C tốt nhất chỉ cho ăn 70% so với nhu cầu).

- Quản lý đáy ao sạch không bị nhờn nhớt, màu nước ổn định, có độ trong trong khoảng 30 - 40cm, trong nước ít chất lơ lửng, có ít bọt, tảo tàn.

- Xi phông đáy ao sau mỗi bữa cho ăn, tăng cường thay nước vào ban đêm; diệt khuẩn nước và cho ăn thuốc khi phát hiện nước bẩn và tôm nhiễm khuẩn.

- Tăng cường thêm vitamin, men tiêu hóa, khoáng... bổ sung vào thức ăn.

- Tăng tần suất sử dụng chế phẩm sinh học đặc biệt sau khi thay nước; bổ sung thêm khoáng, cân bằng tỷ lệ Ca - Mg - K (600 - 600 - 300ppm); duy trì độ kiềm trong khoảng 150 - 180ppm.

- Đối với nuôi tôm thâm canh mật độ cao, nuôi trong nhà mái che cần tiến hành ngay việc che nắng bằng lưới lam, che 70% diện tích (loại lưới có độ che phủ 60%). 

- Đối với ao nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh cần nâng mức nước ao nuôi (tối thiểu 1,3m).

- Thường xuyên vệ sinh ao nuôi, làm sạch và bảo vệ môi trường vùng nuôi.

- Khi cấp nước, thay nước ao nuôi cần kiểm tra kỹ các yếu tố môi trường nước trước khi lấy nước vào ao nuôi. Các hộ nuôi cần có ao chứa lắng để có nguồn nước phục vụ sản xuất thủy sản đảm bảo. 

- Thường xuyên quan sát ao nuôi, khi có hiện tượng bất thường, hoặc tôm chết, người nuôi cần có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời và thông báo ngay cho cơ quan thú y địa phương. Không đem tôm sống còn lại chuyển ao thả nuôi ở ao khác nhằm tránh lây lan dịch bệnh.

2. Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản mùa nắng nóng.

3. Chủ động liên hệ với cơ quan chức năng, chuyên môn làm tốt công tác phòng ngừa dịch bệnh; ngăn chặn các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước. 

 

Bình Minh

Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập
4328303

Trực tuyến: 70

Hôm nay: 7408

Hôm qua: 7918