Thứ Năm, 28/03/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình

Giá trị văn hóa, lịch sử Đền thờ Vua Lê Đại Hành

Thứ năm, 23/09/2021

Đền thờ Vua Lê Đại Hành cách đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng khoảng 300m về phía Bắc. Đền năm trên địa phận thôn Trường Yên Hạ, xã Trường Yên nên còn gọi là đền Hạ. Đền được xây dựng trên nền cung điện Hoa Lư xưa, quay hướng Đông, lấy núi Đèn làm án sau lưng là núi Đìa. 

 
Đền thờ Vua Lê Đại Hành nhìn chung có kiến trúc gần giống như đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, tuy nhiên có quy mô nhỏ hơn đền Đinh Tiên Hoàng, đền cũng xây dựng theo kiến trúc “nội công ngoại quốc”. 
 
Quan nghi môn ngoại (cửa ngoài) theo đường chính đạo lát gạch, phía bên trái là một hòn non bộ lớn, cao 3m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào đền, hai cánh như đang bay. Phía bên phải là nhà Tiền bái, ở mặt tiền có hòn non bộ “hổ phục” gồm gốc cây duối thân to có 9 núi, tuổi thọ trên 300 năm. Bên trái nhà Tiền bái có hòn non bộ có dáng “voi quỳ” được khắc hai chữ Hán “Bất di”.
 
 
Qua nghi môn nội (cửa trong) cũng 3 gian theo chính đạo kiến trúc đăng đối là là hai dãy nhà vọng. Ở giữa vườn hoa bên phải có 2 hòn non bộ “Phượng ấp”, bên trái là hòn non bộ “Long mã”. Ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường có long sàng bằng đá còn giữ nguyên được lối kiến trúc và điêu khắc ở thời kỳ Hậu Lê.
 
Đền thờ Vua Lê Đại Hành cũng có ba toà: Bái đường, Thiêu hương và Chính cung. Tất cả các xà, cột, cũng được sơn son thếp vàng. Đền thờ Vua Lê Đại Hành thấp, có nhiều bức đại tự sơn son thếp vàng nên tạo cảm giác tráng lệ hơn, tối hơn và mang tính huyền ảo hơn.
 
 
Bái đường có 5 gian, có ba tấm biển lớn sơn son thếp vàng. Tấm biển ở gian giữa đề bốn chữ Hán: “Trường Xuân Linh Tích”. Tấm biển gian bên phải đề ba chữ Hán: “Dương Thần Vũ”. Tấm biển gian bên trái đề ba chữ Hán: “Xuất Thánh Minh”.
 
Tiếp theo Bái đường là Thiêu hương, kiến trúc theo kiểu ống muống. Trong Thiêu hương thờ (Phạm Cự Lượng (người có công với Vua Lê Đại Hành) và Chính cung, năm gian. Gian giữa của Chính cung trên bệ đá đặt tượng Vua Lê Đại Hành, ngồi trong ngai vàng, đầu đội mũ Bình Thiên, nét mặt quắc thước. Gian bên trái tượng Vua Lê Đại Hành là tượng Hoàng hậu Dương Vân Nga còn gọi là tượng Bảo Quang Hoàng thái hậu. Gian bên phải tượng Vua Lê Đại Hành đặt trên bệ đá tượng Lê Long Đĩnh (Lê Ngoạ Triều) là con thứ 5 của Vua Lê Đại Hành và là đời Vua thứ 3 của nhà Tiền Lê.
 
Đền thờ Vua Lê Đại Hành và đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng là nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Hai đền thờ mãi mãi là biểu tượng cho sự tôn kính, biết ơn của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Ninh Bình nói riêng đối với hai ông Vua đã có công lớn trong việc xây dựng đất nước vào thế kỷ 10.
 
Đức Hạnh 
 
Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Tổng lượt truy cập
4320151

Trực tuyến: 85

Hôm nay: 7174

Hôm qua: 8017