Thứ Tư, 30/10/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi ong rừng lấy mật

Chủ nhật, 05/03/2023
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 2 điểm ( 2 đánh giá )

Mật ong rừng trong thời gian gần đây được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng. Mật ong là một nghề có từ khá lâu đời ở Việt Nam. Tuy nhiên nghề này chưa được phổ biến rộng. Một số hộ gia đình chỉ nuôi theo các biện pháp thủ công truyền thống nên chưa khai thác được hết hiệu quả từ bầy ong. Không phải người nuôi ong nào cũng nắm được các kỹ thuật cơ bản của quá trình nuôi ong. Bởi vậy, chúng tôi chia sẻ thông tin về kỹ thuật nuôi ong để giúp các bạn có thể nuôi ong rừng lấy mật một cách hiệu quả nhất.

Mật ong rừng. Ảnh: Hải Hà

Cấu tạo của đàn ong

Cấu tạo của một  đàn ong như sau: Ong mật sống thành đàn, trong đàn gồm có các loại ong đó là : Ong chúa, Ong đực và Ong thợ.

Các thành viên của đàn ong:

Ong chúa: Bình thường mỗi đàn ong chỉ có duy nhất một con ong chúa. Ong chúa là cá thể duy nhất có khả năng sinh sản giúp duy trì đàn ong. Đóng vai trò điều tiết của hoạt động của đàn ong.

Ong đực: Có nhiệm vụ duy nhất đó là giao phối với ong chúa. Ong đực sống  từ 50 - 60 ngày. Sau khi giao phối với ong chúa ong đực sẽ bị chế.  Hoặc khi đàn ong thiếu thức ăn chúng sẽ bị ong thợ đuổi ra ngoài và sẽ bị chết đói.

Ong thợ: Đây là loại ong có số lượng đông nhất trong đàn. Chúng có bộ phận sinh sản phát triển không đầy đủ. Ong thợ có cấu tạo cơ thể phù hợp với  vai trò nuôi ấu trùng, thu mật và phấn hoa...Tuổi thọ của ong thợ chỉ kéo dài từ 5 - 8 tuần .  Một số ong thợ có vai trò làm nhiệm vụ trinh sát, bay đi tìm các nguồn mật, phấn hoa  để thông báo cho các ong thu hoạch biết và đến đó để hút mật.

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi ong rừng lấy mật

Bọng ong rừng. Ảnh: Hải Hà

Nhiệt độ và ẩm độ cần thiết để cho cầu ong phát triển

Nhiệt độ: ong luôn luôn điều chỉnh để nhiệt độ trong tổ ở mức 35 độ C.

Ẩm độ: ẩm độ trong tổ cũng cần điều chỉnh ở mức khoảng  95%.

Các phương pháp bổ sung thức ăn cho đàn ong

Bổ sung mật ong rừng: Vào mùa mưa hoặc màu đông ở một số vùng không có hoa cho mật ta phải bổ sung mật cho ong bằng phương pháp cho ăn sirô đường. Ta pha sirô đường như sau: 1kg đường trộn với 0.8kg nước, bỏ vào máng để trên xà cầu cho ong tự bò lên ăn. Thời điểm cho ong ăn là cho ăn vào chiều tối.

Phương pháp làm Phấn nhân tạo:  Phương pháp cho ăn trên cầu: làm hỗn hợp phấn nhân tạo khô. Nguyên liệu làm phấn gồm có các thành phần như sau: Phấn hoa khô (10kg), đậu nành (rang va xay nhiễn)10kg và Vitamin bổ xung (0.4kg). Trộn tất cả các thành phần này cùng mật và thêm ít nước sao cho có được mật hỗn hợp như bột bánh mì (không bị khô quá cũng không bị  nhão quá). Bỏ hỗn hợp này trên xà cầu mỗi đàn một cục bằng lớn bằng khoảng bát ăn cơm, cho ong bò lên ăn dần.

Cách chữa một số bệnh mà ong gặp phải

Ở nước ta bệnh mà ong thường mắc phải đó là bệnh thối ấu trùng. Có hai nguyên nhân gây bệnh đó là do vi khuẩn và do thức ăn.

Trước hết là bệnh thối ấu do thức ăn: do người nuôi sử dụng phải loại đường xấu cho ong ăn hoặc sử dụng nguồn phấn có các chất, các vi khuẩn gây thối ấu trùng. Khi bị thối ấu trùng sẽ bị xẹp xuống và thối nhũn ra. Với trường hợp đàn ong mắc phải bệnh này ta chỉ cần đổi loại thức ăn mới cho đàn ong hoặc bổ sung những vitamin cần thiết vào hỗn hợp đường để cho đàn ong ăn.

Thứ hai là thối ấu trùng do vi khuẩn gây nên:Khi thấy  ấu trùng  4 ngày bị xẹp xuống hoặc thấy các cong ong trong đàn tự gắp bỏ ấu trùng đó đi đó chính là dấu hiệu của đàn ong bị thối ấu trùng do vi khuẩn gây nên.  Với bệnh này ta xử lý như sau:

Cách ly đàn bệnh: khi phát hiện đàn ong bị bệnh ta cách ly đàn ong này đi ra xa khỏi trại ong và sử dụng kháng sinh để trị bệnh cho ong . Khi đàn ong khỏi bệnh mới cho nhập trở lại trại ong. Nhược điểm của phương pháp này là không sử dụng được mật ong trong quá trình ong được chữa bệnh bằng kháng sinh.

Phương pháp này không phải sử dụng đến kháng sinh đó là nhốt ong chúa vào lồng: Nhốt chúa cho đến khi đàn ong hết sạch không còn các trứng, trùng, nhộng bị thối nữa. Thả ong chúa và bỏ bớt một số cầu để cho thật đông quân (theo nguyên tắc là đàn ong mạnh sẽ tự vượt qua được thời kỳ bệnh).

Hải Hà (t/h)

Bài viết khác
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?