Thứ Năm, 21/11/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm

Thứ năm, 29/12/2022
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Triển khai, thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021, trong năm qua, công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, di sản, di tích lịch sử - văn hóa…đã thu được nhiều thành tích đáng ghi nhận.


Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm.

Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), ngày 6/7/2022, trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 9 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể (Công ước 2003), tại thủ đô Paris (Pháp), Việt Nam đã trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026.

Trong năm qua, Bộ VHTTDL cũng đã tổ chức Lễ đón nhận bằng UNESCO ghi danh Thực hành Then Tày, Nùng,Thái được đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ đón nhận bằng UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái được được đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ngoài ra, Bộ VHTTDL cũng đã chuẩn bị các hồ sơ khoa học trình UNESCO ghi danh trong năm 2022: Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (tháng 06/2022), Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm (tháng 12/2022).

Các hồ sơ di sản vật thể và phi vật thể được hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ cho phép gửi đề cử ghi danh của Unesco: Hồ sơ khoa học của di sản “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương) trình UNESCO công nhận là di sản thế giới; hồ sơ “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” (An Giang) được gửi UNESCO để đề cử UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hoá Phi vật thể đại diện của nhân loại; gửi 02 hồ sơ khoa học di sản tư liệu đề cử đưa vào Danh mục di sản tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO xét vào năm 2022: Bia ma nhai Ngũ Hành Sơn và Hệ thống văn bản làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943).

Năm 2022, Bộ VHTTDL cũng đã hướng dẫn các địa phương xây dựng hồ sơ Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng), Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (Bắc Giang,Hải Dương, Quảng Ninh), Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (An Giang), Hang Con Moong (Thanh Hóa) trình UNESCO ghi danh là di sản thế giới. Chuẩn bị các hoạt động nhằm xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đệ trình UNESCO đối với các di sản văn hóa phi vật thể: Mo Mường (Hòa Bình), Võ cổ truyền Bình Định (Bình Định) và Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang).

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Khởi nghĩa Bắc Sơn (Lạng Sơn); Quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thành phố Chí Linh, Hải Dương.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã xếp hạng 11 di tích cấp quốc gia; công bố 46 di sản văn hóa phi vật thể đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thẩm định, thỏa thuận và trực tiếp có văn bản góp ý hơn 120 quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích tại các địa phương; báo cáo đánh giá tác động môi trường; các dự án, khai thác khoáng sản.

Triển khai Dự án Mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các dân tộc thiếu số có di sản tương đồng tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Quảng Bình, Quảng Trị; Dự án Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn tại tỉnh Quảng Bình.

Cụ thể hóa Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 bằng những nhiệm vụ cụ thể: Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025; Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2030; Chương trình phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua các di tích, di sản văn hóa phi vật thể, các bảo tàng từ Trung ương đến địa phương (Chương trình phối hợp số 217/CTr-BGDĐT- BVHTTDL ngày 04/03/2022).

Tổ chức triển khai thực hiện 03 nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, và di tích lịch sử nhà ngục Đắk Glei.

Thông qua các tác phẩm điện ảnh Việt Nam tham dự tại các Tuần phim, đợt phim và Liên hoan phim tổ chức ở trong nước và nước ngoài đã góp phần quảng bá văn hóa, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Đặc biệt là những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, văn hóa truyền thống… Trong năm 2021, Cục Điện ảnh đã phối với với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều Tuần phim Việt Nam ở nước ngoài như: Tuần phim Việt Nam tại EXPO 2020 Dubai; Tuần phim Việt Nam tại Ba Lan; gửi phim Việt Nam đi tham dự các Liên hoan Phim quốc tế./.

Bài viết khác
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?