Thứ Năm, 21/11/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Ninh Bình hỗ trợ 117 nhà ở cho hộ nghèo thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2024

Thứ tư, 02/10/2024
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình lần thứ III - năm 2019 đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2019 - 2024.

Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc (ảnh minh hoạ, nguồn baodantoc.vn)

Qua 5 năm triển khai thực hiện, các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của Đại hội lần thứ III đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

 Tỉnh ủy đã tổ chức nhiều Hội nghị quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, đặc biệt là: Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc; Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về công tác dân tộc trong tình hình mới; Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số…; công tác quán triệt được thực hiện sâu, rộng tới cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân góp phần giúp cán bộ, đảng viên, Nhân dân nhận thức sâu sắc và ngày càng có trách nhiệm trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

Ninh Bình ban hành nhiều chính sách đặc thù

Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết quy định chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng yếu thế trong xã hội; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Chương trình, Đề án, Kế hoạch để triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính Phủ và Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và các Đề án, Dự án, Chương trình của các Bộ, ngành...

Vốn tín dụng thực hiện theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ưu tiên bố trí vốn cho các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, các trang trại, gia trại và các hộ nông dân phát triển sản xuất, trong đó có ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hỗ trợ hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng theo Nghị quyết số 23/2020/NQ-HĐND, ngày 27/5/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh: đây là cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh, thông qua chính sách hỗ trợ hộ nghèo có thành viên thuộc chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh nhằm cải thiện và nâng cao mức sống của người nghèo, của người có công với cách mạng thuộc hộ nghèo. Theo đó, hộ nghèo có thành viên là người có công được hỗ trợ hoặc cấp bù để đảm bảo mỗi thành viên trong hộ được hưởng mức cao hơn chuẩn nghèo hiện hành 100.000đ. Từ năm 2019 đến nay đã có 1.397 lượt hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách tỉnh với tổng số tiền trên 26.430 triệu đồng. Trong đó, tổng số đối tượng thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng trợ cấp theo là 786 lượt đối tượng với tổng số tiền 3,64 tỷ đồng.

Nghị quyết số 130/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh hỗ trợ một số người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chính sách đặc thù của tỉnh, ngoài các đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh quy định thêm một số nhóm đối tượng như: Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo mà có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, trẻ em HIV hộ cận nghèo, người nhiễm HIV hộ cận nghèo ko có nguồn thu nhập ổn định, trẻ em dưới 36 tháng tuổi diện hộ nghèo, cận nghèo. Đến nay tỉnh đã thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng cho 1.226 đối tượng với tổng kinh phí 5.296 triệu đồng. Đối với các đối tượng thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến nay đã thực hiện chi trả cho 1008 lượt đối tượng với tổng số tiền 948,48 triệu đồng.

Trợ cấp hàng tháng đối với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo theo Nghị quyết số 07/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, chính sách quy định trợ cấp hàng tháng cho người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo được hưởng trợ cấp hàng tháng với mức như sau: Người từ đủ 60 đến 70 tuổi hưởng mức 1,5 tương đương mức 540.000đ/người/tháng; Người từ đủ 70 tuổi trở lên hưởng mức 6,0 ở khu vực thành thị tương đương mức 2.160.000đ/tháng; mức 4,5 ở khu vực nông thôn tương đương 1.620.000đ/người/tháng. Được hỗ trợ mai táng phí sau khi chết với mức 20 lần mức chuẩn trợ cấp xã hội tương đương 7.200.000đ/người. Kết quả thực hiện: Đến nay, toàn tỉnh đã cấp bổ sung 14,3 tỷ đồng thực hiện trợ cấp hàng tháng cho 1.292 đối tượng trong năm 2024. Tính riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến nay đã thực hiện chi trả cho 101 lượt đối tượng với tổng số tiền 1.027,08 triệu đồng.

Hỗ trợ nhà ở hộ nghèo theo Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND ngày 10/3/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2025, với mức hỗ trợ xây mới 100 triệu đồng/hộ, sửa chữa 50 triệu đồng/hộ. Đến nay toàn tỉnh phê duyệt hỗ trợ xây mới cho 921 hộ nghèo với tổng số tiền 78,6 tỷ đồng. Trong đó phê duyệt và hỗ trợ 117 nhà ở cho hộ nghèo thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (89 căn xây mới và 28 căn sửa chữa) với tổng số tiền 1.300 triệu đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng ban hành các Chương trình, Dự án, Kế hoạch hướng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền

Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cùng với các cơ quan thông tấn, báo chí đã chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền: Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình đã thực hiện 1710 tin, bài, phóng sự; 441 mục, chuyên mục; 13 Trailer điểm thành tựu về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch, giáo dục, thể thao phát sóng, đăng tải trên sóng Phát thanh, Truyền hình, Trang thông tin điện tử của Đài các nội dung có lồng ghép đến việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc và các hoạt động của đồng bào dân tộc thiểu số. Các tin, bài, bản tin, chương trình phát thanh, truyền hình đều được cập nhật và đăng tải 100% trên trang thông tin điện tử tổng hợp của Đài. Ngoài ra, các tin, bài về nội dung này trong cả nước cũng được nhanh chóng cập nhật, đảm bảo phong phú về mặt nội dung và chất lượng. Báo Ninh Bình đã có nhiều tin bài phản ánh về đời sống, sản xuất, những tấm gương điển hình tiên tiến trong đồng bào dân tộc thiểu số; động viên đồng bào dân tộc thiểu số phát huy tinh thần tự lực, tiềm năng sẵn có của địa phương để phát triển kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số..., là những điều kiện quan trọng để từng bước phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại

Riêng các chương trình, chính sách, dự án đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2024 cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:

- Từ năm 2022 đến năm 2024, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đã triển khai thực hiện 02 đề án khuyến công cho 02 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (hỗ trợ Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Đại Long (xã Xích Thổ, Nho Quan) xây dựng phòng trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm; Công ty TNHH Thắng Lợi (xã Thạch Bình, Nho Quan) ứng dụng máy móc tiên tiến trong sản xuất vật liệu xây dựng, với tổng kinh phí hỗ trợ 310 triệu đồng); xây dựng phòng trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm; tổ chức 03 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn với tổng kinh phí thực hiện 405 triệu đồng. Tổ chức Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông lâm nghiệp của vùng. Hội chợ tổ chức tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan từ ngày 19/10/2023 đến hết ngày 23/10/2023 với kinh phí ngân sách địa phương hỗ trợ là 700 triệu đồng. Hội chợ thu hút được hơn 40.000 lượt khách tham quan, mua sắm. Trị giá hàng bán trong các ngày diễn ra tại Hội chợ ước khoảng gần 2 tỷ đồng.

Thực hiện tốt chính sách tín dụng

Thực hiện Chính sách tín dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số về giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, cho vay đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hộ mới thoát nghèo, hộ nghèo về nhà ở, cho vay ưu đãi hộ nghèo theo Nghị định số 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 và Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ. Kết quả: năm 2021, số dư nợ cho vay tín dụng là 66.693 triệu đồng, năm 2022 là 69.605 triệu đồng, năm 2023 là 16.514 triệu đồng.

Bên cạnh những chính sách đặc thù được tỉnh ban hành và nhiều cách làm hiệu quả, với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Ninh Bình phối hợp với cấp ủy, chính quyền, đại diện các tôn giáo, nhà hảo tâm tổ chức xây dựng mô hình “Vận động chức sắc, chức việc các tôn giáo chung tay hỗ trợ xây dựng những ngôi nhà ấm tình đoàn kết lương- giáo” cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Đến thời điểm hiện tại đã khánh thành nhà Đại đoàn kết cho 4 hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn thôn Đồng Bài, xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan là đồng bào dân tộc thiểu số./.

Thành Trung

 

 

Bài viết khác
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?