Trong những năm qua, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở luôn được quan tâm củng cố và hoạt động có hiệu quả. Các cấp ủy Đảng luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở Đảng, cán bộ, đảng viên; thực hiện nhiều giải pháp của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể cơ sở. Hiện nay, 07 Đảng bộ của 07 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số (gồm Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc, Yên Quang, Văn Phương, Thạch Bình) có 118 chi bộ, với tổng số 2.426 đảng viên (1.427 đảng viên là nam; 999 đảng viên là nữ), năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng ngày được nâng lên; công tác sinh hoạt chi bộ, phát triển đảng viên luôn được chú trọng; công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp tiếp tục có nhiều tiến bộ; hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, chính sách hướng về cơ sở được quan tâm đẩy mạnh; chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và Đại hội các đoàn thể; tỷ lệ cấp ủy viên, đại biểu hội đồng nhân dân người dân tộc thiểu số các cấp chiếm tỷ lệ ngày càng cao.
Biểu diễn văn nghệ dân tộc Mường (ảnh TTXVN)
Triển khai quán triệt các Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết chuyên đề, Kết luận số 01-KL/TW gắn với Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XII) và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, đã phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao tinh thần, trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên; qua đó đồng bào tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý và điều hành của chính quyền, tích cực, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế.
Đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò gương mẫu, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; nhiều người đã thực sự trở thành trung tâm đoàn kết các dân tộc, vận động nhân dân phát triển kinh tế, tổ chức đời sống văn hoá ở khu dân cư.
Giữ vững an ninh - quốc phòng vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ổn định, không phát sinh đột xuất, bất ngờ, không hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự. Các cấp, các ngành và chính quyền địa phương đã thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương cử 135 già làng, trưởng họ tộc, người có uy tín trong cộng đồng dân cư tham gia lớp bồi dưỡng kiến thực về quốc phòng - an ninh. Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tích cực tham gia đấu tranh tố giác tội phạm. Làm tốt công tác vận động người có uy tín tham gia, tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đảm bảo chính sách dân tộc, tôn giáo
Nhận thức về âm mưu, ý đồ, hoạt động lợi dụng các vấn đề về dân tộc của các thế lực thù địch để xâm phạm an ninh quốc gia, ý thức, trách nhiệm trong đấu tranh phòng chống tội phạm của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được nâng lên; đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tạo thế trận an ninh nhân dân vững chắc, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trên địa bàn tỉnh có 02 tổ chức tôn giáo là Công giáo và Phật giáo, trong đó: Đạo Công giáo có 162.015 tín đồ, chiếm 16% dân số toàn tỉnh, phân bố ở 110/143 xã, phường, thị trấn; hoạt động Công giáo vùng dân tộc thiểu số chủ yếu tập trung tại 04 giáo xứ (Giáo xứ An Ngải, giáo xứ Đồng Bài, xã Quảng Lạc; giáo xứ Lạc Bình, xã Thạch Bình, huyện Nho Quan và giáo xứ Yên Sơn, thành phố Tam Điệp), với 7.334 tín đồ; Phật giáo có 72.189 tín đồ, chiếm 7,65% dân số toàn tỉnh, trong đó có 448 tín đồ là người dân tộc thiểu số.
Trong thời gian qua, các cấp, các ngành của tỉnh đã tăng cường rà soát, nắm tình hình; đồng thời thường xuyên thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tranh thủ chức sắc, chức việc tôn giáo, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và các tầng lớp nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa, không tin theo các hoạt động lôi kéo của các thế lực thù địch, lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do đó, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản diễn ra bình thường, tuân thủ quy định của pháp luật; an ninh trật tự tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo góp phần ổn định an ninh, chính trị tại địa phương./.
Huy Hoàng
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?