Theo “Tài liệu tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số” (2023), NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội) đặc điểm hôn nhân và gia đình của một số dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao như: Dân tộc Mông, Cơ Lao, Mạ, Mảng, Xinh Mun, Mnông, La chí, Bru-Vân Kiều. Lô Lô, Cơ Tu. Ban biên tập xin được giới thiệu đặc điểm hôn nhân và gia đình dân tộc Mông:
Dân tộc Mông có dân số 1.393.547 người (01/4/2019), cư trú chủ yếu ở các tỉnh: Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái... Tỷ lệ tảo hôn trong đồng bào Mông là 51,5%.
Hôn nhân
Trai gái người Mông thường kết hôn sớm: nữ 15 đến 16 tuổi (cá biệt ở vùng sâu vùng xa có trường hợp từ 12 đến 13 tuổi); nam từ 17 đến 18 tuổi đã kết hôn. Quan niệm chọn bạn đời xưa của người Mông: Nam, nữ phải khỏe mạnh, đạo đức, thật thà, chăm chỉ làm ăn. Nữ phải biết trồng lanh, dệt vải, khâu thêu váy áo, biết hát dân ca... Nam phải biết cày nương, thông thạo nghề mộc, đan lát, hiểu biết phong tục tập quán, biết múa khèn, thổi sáo. Người Mông có quy ước không kết hôn với những người cùng họ, việc đi tìm người yêu ở những bản khác giúp tránh và giảm tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Đây là một thực hành văn hóa đã có truyền thống lâu đời của người Mông và vẫn còn được duy trì tới tận ngày nay. Xưa, người Mông có tục “kéo dâu - đó là một phong tục đẹp và nhân văn, vì theo góc nhìn của đàn ông người Mông, tục kéo dâu là nâng cao vị thế của người phụ nữ.
Theo phong tục cưới hỏi của người Mông, khi con trai tron gia đình đến tuổi kết hôn và tìm được người muốn kết hôn thì cha mẹ sẽ chuẩn bị một số sính lễ để sang nhà gái dạm hỏi với sự trợ giúp của hai ông mối. Sính lễ chuẩn bị khá đơn giản, gồm một chiếc ô vải đen có buộc khăn ở giữa, một đôi gà luộc và vài lít rượu ngô. Theo tục lệ, nhà trai phải sang nhà gái ít nhất từ hai lần trở lên thì nhà gái mới đồng ý gả con. Từ khi đặt vấn đề ăn hỏi đến khi tổ chức lễ cưới, phải trải qua nhiều nghi lễ, như: lễ dạm hỏi và so tuổi, lễ đón dâu, lễ cưới. Mục đích của lễ dạm hỏi là xin lá số của cô gái đề so tuổi với chàng trai. Nếu bố mẹ cô gái đồng ý thì hai bên sẽ bàn luôn việc thách cưới. Việc thách cưới xưa kia được vạch trên que gỗ - que thách cưới. Bên nhà gái đưa cho bên nhà trai một que thách cưới, trên đó một đầu khắc những vạch nói về tiền và rượu, đầu kia nói về số lượng thịt. Nhà gái còn yêu cầu nhà trai sắm cho cô dâu váy, áo, khăn, các loại vòng và một số tư trang khác. Lễ cưới của người Mông thường được tổ chức vào mùa đông, khi vụ thu hoạch đã xong xuôi, có nhiều thì giờ nhàn rỗi. Đồng bào Mông kiêng tổ chức lễ cưới vào ngày sinh của cô dâu, chú rể. Họ e rằng, đón dâu vào ngày sinh, đôi vợ chồng sẽ không trường thọ.
Thực tế hiện nay, với người Mông theo tín ngưỡng truyền thống, việc thực hành các nghi lễ trong cưới xin đã có những thay đổi phù hợp với đời sống mới. Nếu trước kia người Mông thách cưới bằng bạc trắng, rượu, thịt lợn... thì nay dùng tiền mã thay cho bạc trắng. Lễ vật thách cưới cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình. Thời gian tổ chức đám cưới cũng sđược rút ngắn và giản tiện hơn.
Gia đình
Gia đình người Mông chủ yếu là gia đình hạt nhân, phụ hệ Người đàn ông, người chồng vai trò làm chủ gia đình. Trước đây ở người Mông cũng tồn tại các gia đình lớn gồm nhiều thế hệ chung sống, nhưng xu hướng hiện nay phổ biến là gia đình hạt nhân, gồm bố mẹ và các con chưa thành hôn. Tuy nhiên trong bước chuyển đổi vẫn còn tồn tại một số ít gia đình gồm vài thế hệ và vài đôi vợ chồng cùng chung sống trong một thời gian nhất định sau đó mới tách thành các gia đình hạt nhân.
Do ảnh hưởng của tập tục xưa: Kết hôn sớm để có thêm người làm, có nhiều con cháu cho nhà cửa đông vui, cùng với quyền tự do lựa chọn bạn đời của người trẻ, cha mẹ tôn trọng hoặc buộc phải đồng ý vì sợ các em thất vọng và làm điều dại dột, nên hiện nay tỷ lệ tảo hôn trong cộng đồng người Mông là cao nhất trong các dân tộc thiểu số (51,5%). Nhiều gia đình mặc dù biết rõ hậu quả của việc tảo hôn, sinh nhiều con và nỗi nhọc nhân, vật và do đồng con, song họ vẫn chấp nhận cho con kết hôn sớm. Nhiều trẻ em trai, trẻ gái người Mông bỏ học để kết hôn. Đông con - nghèo đói - thất học, cái vòng luẩn quẩn ấy cử đeo bám dai dẳng và đang trở thành gánh nặng cho không ít gia đình người Mông.
Bên cạnh đó, tư tưởng thích con trai, phải sinh được con trai để cha mẹ nương tựa khi về già cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh của phụ nữ Mông thường cao hơn so với phụ nữ nhiều tộc người khác. Tuy nhiên, hiện nay ở một bộ phận đồng bào Mông theo Công giáo và đạo Tin lành tâm lý muốn có nhiều con, nhất là muốn sinh con trai để nối dõi và thờ cúng tổ tiên ở người Mông đã giảm dần.
Mối quan hệ trong gia đình người Mông hiện nay cũng đã có sự biến đổi đáng kể do số thế hệ và số lượng thành viên chung sống trong mỗi gia đình giảm đi. Tuy nhiên, người đàn ông vẫn đóng vai trò chủ đạo, là người chủ trong gia đình, có quyền quyết định nhiều công việc quan trọng của gia đình. Họ cũng là người thay mặt gia đình quan hệ với hàng xóm, họ hàng, các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương.
Do quan hệ gia đình luôn coi trọng đàn ông nên tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn còn tồn tại trong gia đình người Mông, điều này đã có những ảnh hưởng trực tiếp tới việc sinh nhiều con. Và cũng khiến người phụ nữ trong gia đình người Mông chịu nhiều thiệt thòi, phụ thuộc vào chồng, không có quyền quyết định các công việc hệ trọng của gia đình.
Phân công lao động trong gia đình người Mông, người chồng chỉ đạo chung và làm những công việc nặng. Người vợ vẫn là lao động chính và đảm nhận việc chăn nuôi, nội trợ, chăm sóc con cái. Các con tùy theo độ tuổi đều phụ giúp các công việc gia đình.
Trước kia các hoạt động kinh tế hộ gia đình người Mông chủ yếu là tự cấp tự túc thì nay do ảnh hưởng của cơ chế thị trường đang dần biến đổi theo hướng thu hẹp các hoạt động tự cấp tự túc, gia tăng các hoạt động sản xuất hàng hóa để tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình.
Phụ nữ người Mông khi mang thai vẫn làm việc bình thường Ngày nay, mạng lưới y tế cơ sở được bao phủ đến thôn, bản, nên gần 50% phụ nữ Mông đã đến sinh con tại trạm y tế cơ sở, hơn 11% sinh con tại nhà có sự trợ giúp của cán bộ y tế. Tuy nhiên vẫn còn hơn 38% sản phụ sinh con tại nhà không có sự trợ giúp của cán bộ y tế. Khi trong nhà đang có người ở cữ, người Mông vẫn giữ tập quán cắm cành lá xanh ở cạnh cửa ra vào đề người lạ không vào nhà. Ngoài một tháng cữ, những ngày mùa bận rộn chị em phải địu con lên nương. Khi đứa trẻ được tròn một tuổi, người Mông làm lễ mừng tuổi cho con.
Việc giáo dục tri thức, nhân cách cho con em trong gia đình người Mông trước kia do ông bà, cha mẹ thì nay đã được nhà trường, tổ chức đoàn thể, xã hội chia sẻ.
BBT
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?