Chủ Nhật, 22/12/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc trám đen

Thứ sáu, 31/05/2024
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Quả trám đen ăn bùi, béo, rất ngon, là loại rau quả sạch, một đặc sản quý của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Hiện nay, quả trám đen trở thành thứ quả đặc sản ở nhiều địa phương và cho thu nhập cao. Để trồng cây trám đen cho nhiều trái, chất lượng trám tốt cần tuân thủ theo một số kỹ thuật và cách chăm sóc sau đây.

 

Quả trám đen. Ảnh baodantoc.vn

Thời vụ trồng cây trám đen thích hợp trong năm

Đối với cá tỉnh vùng núi phía Bắc cây trám đen thích hợp nhất là trồng vào vụ Xuân Hè (tức từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch) hoặc vụ hè thu (từ tháng 6 đến tháng 8 dương lịch). Các tỉnh Miền Trung: Trồng vào vụ Thu Đông (từ tháng 8 đến tháng 12 dương lịch). Các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ trồng vào vụ Hè Thu từ tháng 6 đến tháng 9 dương lịch. Khi đất đủ ẩm và có mưa thường xuyên, chọn những ngày râm mát hoặc mưa nhỏ để trồng.

Phương thức trồng: Trồng thuần loài hoặc hỗn loài, có thể trồng làm giàu rừng theo rạch hoặc theo đám.

Trồng thuần loài: Đây là phương thức trồng được áp dụng ở một số nơi như Hòa Bình, Bắc Giang và Thanh Hóa. Có thể thuần loài trên đất trồng có cây phù trợ hoặc không có cây phù trợ. Mật độ trồng 1.600 cây/ha (cây cách cây 2 – 3 m).Cây giống thường gieo từ hạt hoặc cây ghép.

Cây giống trám đen. Ảnh (baodantoc.vn)

Trồng hỗn loài: là phương thức trồng phổ biến ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Có thể trồng trám đen hỗ loài với các loài cây lá rộng bản địa như lim xanh, trám trắng, chẹo, … hoặc hỗn loài với các cây khác thường được trồng với mật độ là 1.600 cây/ha (cây cách cây 2 – 3 m), tỷ lệ giữa các loài khác với trám đen là như nhau.

Có thể trồng trám đen hỗn loài trong rừng thứ sinh nghèo kiệt, hoặc trảng cây bụi dày sau nương rẫy. Mật độ trồng là 500 cây/ha, khoảng cách cây cách cây 4 – 5 m.

Tiêu chuẩn cây con xuất vườn

Cây giống áp dụng thường là cây con gieo từ hạt. Khi cây đạt 7-8 tháng tuổi, cao khoảng 60-70 cm, đường kính gốc 0,6-0,8 cm, sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh.

Làm đất

Làm đất trồng trám đen theo phương thức cục bộ, dùng dụng cụ chuyên dùng đào hố thủ công theo kích thước hố là 40 x 40 x 40 cm hoặc 60 x 60 x 50 tùy theo đặc điểm ở từng nơi trồng rừng, nơi đất tốt.

Đào hố xong tiến hành bón lót, nơi đất xấu bón từ 5 – 10 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 kg NPK (NPK 5:10:3). Nơi đất tốt bón lót từ 2 – 3 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 kg NPK (NPK 5:10: 3).

Sau khi bón lót thì lấp đất xuống hố, lưu ý lấp đất đến đâu đảo phân đều đến đó và đầy miệng hố. Công việc cuốc hố phải hoàn thành trước khi trồng ít nhất 1 tuần

Trồng cây

 Dùng cuốc bổ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu. Bóc bầu, đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt.

Kỹ thuật chăm sóc cây trám đen sau trồng

Chăm sóc 4 năm đầu kể từ khi trồng. Mỗi năm có thể chăm sóc từ 2 – 3 lần tùy theo mức độ thực bì ở nơi trồng. Kỹ thuật chăm sóc chủ yếu lá cắt cỏ dây leo quấn lên cây trám đen, dãy cỏ và phát dọn cây bụi thảm tươi xung quanh gốc rộng từ 80 – 100 cm, cuốc xới và vun gốc cây rộng từ 60 – 80 cm, phát tỉa cành và điều chỉnh độ tán che của tán rừng, hoăc tán cây khác sao cho phù hợp với nhu cầu ánh sáng của cây trám đen ở từng giai đoạn. Khi chăm sóc kết hợp với trồng dặm để đảm bảo tỉ lệ thành rừng. Kết hợp công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng không để cho người và gia súc phá hại.

Phòng trừ sâu, bệnh hại

Trám đen thường bị sâu vòi voi xanh phá hại (cả giai đoạn sâu non và sâu trưởng thành). Sâu trưởng thành thường dùng vòi đục xung quanh ngọn cây thành các lỗ để hút chất dinh dưỡng và sau đó đẻ trứng vào lỗ đục, trứng nở thánh sâu non, sâu non chui vào thân ngọn trám để phá hại. Khi sâu non chui ra ngoài cũng là lúc ngọn Trám bị héo, cây Trám bị tổn thương. Sâu trưởng thành xuất hiện tập trung vào khoảng tháng 4-9, thời gian này cần tổ chức các đợt điều tra để phát hiện sâu hại kịp thời đề xuất biện pháp phòng trừ. Phương pháp điều tra đơn giản nhất là bố trí các tuyến điển hĩnhuyên qua rừng, tiến hành thống kê số lượng cây hại và mức độ bị hại trên tuyến từ đó suy ra cho toàn rừng.

 Biện pháp phòng trừ sâu hại: Khi phát hiện có sâu hại cần áp dụng các biện pháp phòng trừ sau đây:

– Ngắt những lá Trám, búp Trám đã bị sâu trưởng thánh phá hại đem đốt để diệt hết trứng sâu non.

– Dùng đèn bẫy sâu trưởng thành vào buổi tối.

– Rung từng cây Trám để sâu trưởng thành rơi và giết.

– Dùng Wofatox nồng độ 0,2-0,5% phun đều vào ngọn và lá những cây có sâu hại.

– Bảo vệ các loài thiên địch như kiến lửa, ong,…

Khai thác và sử dụng

Trám đen cũng như trám trắng là cây đa tác dụng, vừa cho gỗ, vừa lấy nhựa và cho quả ăn được.

Gỗ có tỷ trọng 0,73, xếp nhóm VII, màu xám trắng, thớ mịn, vân không rõ, mềm nhẹ, dễ nứt nẻ, dễ gia công chế biến, dùng làm gỗ bóc, gỗ dán, làm diêm, bút chì, bột giấy, sau ngâm tẩm làm nhà, đóng đồ mộc tốt.

Nhựa có chứa Côlôphan và tinh dầu gần giống như nhựa Trám trắng, dùng chế sơn, véc ni, dầu thơm, dược liệu, làm hương, keo,…

Quả ngoài cách ăn dân giã như dùng để luộc, muối, nấu với thịt, cá làm thức ăn còn dùng để làm ô mai, mứt, nước giải khát. Mỗi cây 10-15 tuổi có thể cho 50-70 kg quả/ năm.

Thu quả: Rừng 8 tuổi có thể thu hoạch, nếu chăm sóc tốt đạt 1-2 tấn quả/ha. Tuổi rừng càng tăng lượng quả cũng nhiều. Chu kỳ sai quả 2-3 năm, có thể thu hoạch kéo dài 50 năm.

Chích nhựa: Có thể đẽo máng ở gốc kết hợp lấy nhựa hàng ngày nhưng không nên chích kiệt để nuôi dưỡng cây lấy quả và cho gỗ.

Lấy gỗ: Rừng 30-40 tuổi cần chặt trắng lấy gỗ và trồng lại. Gỗ khi khai thác, cắt khúc, bóc vỏ và ngâm tẩm bằng thuốc bảo quản ngay để tránh mối, mục rồi đưa vào chế biến sử dụng.

Thu Thảo (t/h)

 

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?