Thứ Năm, 21/11/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mía năng suất cao

Thứ ba, 05/09/2023
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 17 điểm ( 7 đánh giá )

Mía là cây trồng có giá trị kinh tế cao, được xem là cây trồng chủ lực của nhiều địa phương góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. 

Mía là loại cây dễ trồng, không kén đất, tuy nhiên đất trồng mía cần đảm bảo có tầng canh tác sâu, độ ẩm cao có khá năng thoát nước tốt. Để đạt năng suất cao, đối với đất vùng đồi núi thì bà con nên thiết kế các đường đồng mức, còn ở những vùng đất trũng ở đồng bằng sông Cửu Long thì bà con cần lên liếp, đào rãnh thoát nước.

Cây mía. Ảnh minh hoạ, nguồn internet.

1. Giống mía và cách nhân giống mía

Giống mía:

Khi chọn giống mía bà con tùy vào điều kiệnđất đai, khí hậu của từng vùng mà con chọn giống mía canh tác cho phù hợp. Một số giống mía phổ biến hiện nay: Roc 22; My 55-14; VĐ 55; K95-156; K88-92; LK 92-11; K95-84…

Nhân giống:

Thường có hai cách nhân giống chính: nhân giống bằng hom ngọn và nhân giống bằng hom thân.

Đối với phương pháp nhân giống bằng hom ngọn thì khả năng nẩy mầm cao, tuy nhiên cây con dễ bị nhiễm sâu bệnh, sức đề kháng yếu nên nhiều bà con thường sử dụng thêm hom giống từ thân.

Bà con tốt nhất nên chọn hom giống từ 6-8 tháng tuổi, mía phát triển tốt, không có sâu bệnh, không vống lốp, hom mía giống phải có từ 2-3 mắt mầm, dùng dao sắc vát hai đầu đoạn thân. Đặc biệt bà con cần đánh dấu phần đầu và phần ngọn để tránh nhầm lẫn. Sau đó bà con xử lý và trồng theo cách truyền thống.

Thời vụ trồng: Mía thường được trồng làm 2 vụ: vụ chính và vụ phụ. Do nước ta có sự phân hóa khí hậu từ Bắc vào Nam nên thời vụ trồng của từng vùng thường khác nhau:

Miền Bắc: Thường có 2 vụ chính: vụ đông xuân ( tháng 11-3) và vụ thu xuống giống vào tháng 9 và thu hoạch vào tháng 10-1 năm sau.

Tây Nguyên: Vụ mía bắt đầu vào mùa mưa ( tháng 4-6) còn đối với những vùng có thể chủ động được nguồn nước tưới thì bà con có thể trồng vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Đông Nam Bộ: Bắt đầu mùa vụ mùa vào tháng 5-6 và thu hoạch vào tháng 3-4 năm sau. Vụ cuối mùa mưa thường bắt đầu trồng vào tháng 10-11 và thu hoạch vào tháng 8-9 năm sau.

Vùng Tây Nam Bộ: Do đặc thù có mùa mưa kéo dài, nên vụ mùa chính thường bắt đầu vào tháng 4-6 và thu hoạch vào tháng 1-3 năm sau.
Mật độ trồng: Tùy theo điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của mỗi vùng mà bà con có  mật độ trồng cho phù phợp. Khoảng cách hàng – hàng: 1-1,2m; mật độ trồng khoảng 90.000 – 120.000 cây/ha tức khoảng 9-10 tấn giống/ha.

2. Kỹ thuật bón phân cho cây mía

Bà con thực hiện đúng kỹ thuật bón phân sẽ giúp mía phát triển đồng đều, lượng đường cao, hạn chế sâu bệnh hại. Bà con có thể tăng, giảm lượng phân bón để phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của từng vùng.

Bón lót:

Đối với đất trồng khi chưa sử dụng phân bón Ong Biển không cần đo độ pH. Trong phân bón Ong Biển được cấy một lượng lớn men tự chuyển hóa các chất dinh dưỡng và cân bằng độ pH để cây trồng dễ dàng hấp thu.

+ Nên bón khoảng 1.200 – 1.500 kg Ong Biển/ha.

+ Bón đều vào đáy rãnh và tưới nước đều để phân tan sau 2 ngày mới đặt hom. Hoặc ngay sau khi bón lót nên lấp 1 lớp đất mỏng 1-3cm rồi mới đặt hom.

Bón thúc:

+ Bón thúc lần 1 ( thúc đẻ): Khi mía được 75 ngày tuổi, bónkhoảng 1.200 – 1.500kg Ong Biển/ha

+ Bón thúc lần 2 ( thúc lóng): Bón sau lần thúc 1 khoảng 30 ngày. Khi mía bắt đầu có lóng, bón khỏng 1.000 – 1.300kg Ong Biển/ha

Lưu ý:

+ Trước khi bón thúc, ruộng phải được dọn sạch cỏ dại.

+ Phân rải đều theo hàng dọc của mía.

+ Sau khi bón phân phải tưới nước, nếu đất không đủ độ ẩm hoặc đất ẩm cần phải xới xáo vùi lấp phân để hạn chế bốc hơi và rửa trôi.

+ Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.

3. Sâu bệnh hại trên cây mía

Sâu đục thân:  Sâu đục thân 4 vạch; sâu đục thân mình tím;  sâu đục thân mình hồng lớn, sâu đục thân 5 vạch đầu nâu; sâu đục mầm; sâu đục thân mình trắng…Sâu có thể gây hại quanh năm, sâu gây hại ở phần lóng khiến cây dễ bị đổ ngã khi có gió lớn,  mía bị héo ngọn,  gãy ngọn mọc nhiều chồi trở thành chồi vô hiệu, năng suất giảm.

Bệnh than

Đây là bệnh phổ biến nhất trên cây mía, khi bị gây hại mía sẽ bị còi, kém phát triển, mất khả năng tạo lóng, nhánh nhỏ ở gốc nhiều, phần ngọn thường đâm roi dài cong xuống.Dấu hiệu nhận biết là ở bên ngoài phủ lớp màng mỏng màu trắng rồi chuyển đen.

Đối với những cây bị bệnh than bà con không nên để mía lưu gốc, không lấy hom giống, có thể trồng luân canh với cây họ đậu 1 năm để xử lý đất.

Thối đỏ thân

Bệnh gây hại trên mọi bộ phận của cây trong gai đoạn vươn lóng: lóng, thân, lá, bẹ lá… Triệu chứng phổ biến của bệnh là khi chẻ thân cây ra sẽ thấy các vết màu đỏ có mùi như rượu và có vị nhạt, hơi chua. Trên lá bệnh xuất hiện ở phần sống lá hoặc máng, lúc đầu chỉ là một vết nhỏ sau đó sẽ lan rộng khiến lá bị nứt, rách, gãy…

Bọ hung đen hại gốc mía

Bọ hung và sâu non gây hại ở phần rễ non và phần thân mía sát với mặt đất, khi bị sâu gây hại cây có hiện tượng héo khô hoặc chỉ héo phần nõn làm giảm khả năng đẻ nhánh. Bọ gây hại nặng vào tháng 3,4 khi thời tiết nắng ấm, có mưa sớm, đặc biệt gây hại nhiều ở trên mía lưu gốc.

Để hạn chế bọ hung gây hại mía bà con cần trồng mía đúng vụ, xử lý đất kỹ, trồng thêm các cây họ đậu, rau….

4.Thu hoạch mía:

- Ngoài đồng ruộng, cây mía chín có những biểu hiện bên ngoài như lá khô nhiều, còn khoảng 5-6 lá vàng xanh, các lá đọt ngắn lại có tán hình rẽ quạt, vỏ thân mía bóng láng, cứng, khi gõ
vào lóng nghe tiếng trong- dòn, màu da mía sẫm, màu đặc trưng của giống.

- Khi mía chín độ ngọt của cây mía ở phần gốc và phần ngọn gần bằng nhau. Bà con có thể kiểm tra bằng cách nhai thử. Có thể sử dụng brix kế để đo độ ngọt phần gốc và phần thân gần ngọn.
- Độ chín của mía ảnh hưởng bởi:

+ Giống mía: chín sớm, chín trung bình và chín muộn.

+ Chế độ phân bón: bón nhiều phân có đạm, bón trể mía chín chậm, ít đường.

+ Đất trồng bị úng, ngập nước hoặc thời tiết nhiều mây, mưa kéo dài mía sẽ chín muộn hơn.

Minh Khang (t/h)
 

Bài viết khác
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?