Chủ Nhật, 22/12/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè

Chủ nhật, 29/01/2023
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 22 điểm ( 7 đánh giá )

Ươm giống: 

Giống cây chè. Ảnh: Hồng Nhung

 

  • Cắt hom vào tháng 8 – 9. Đoạn hom dài 3 – 4cm, có lá và 1 mầm
  • Sau 3 tháng, cây bắt đầu ra rễ, loại bỏ chồi hoa để thúc đẩy mầm phát triển
  • Sau khi ươm giống, cây con có từ 3 – 4 lá thật bắt đầu tưới phân
  • Sau khi trồng 12 tháng, khi cây có đường kính gốc từ 0,4 – 0,6cm, cây cao 40 – 50cm, có từ 10 – 12 lá thật, thân cứng, lá khỏe thì đem trồng
  • Thời vụ và mật độ trồng
  • Thời vụ
  • Miền Bắc : + Đông Xuân: tháng 12 đến tháng 2

                  + Thu: tháng 8, tháng 9

  • Miền Bắc Trung Bộ: trồng 1 vụ tháng 9 11
  • Tây Nguyên: 1 vụ vào tháng 6 7

Mật độ

  • 1,2mx0,4m tương đương 1,8 vạn cây/ha
  • 1,5mx0,4m tương đương 1,6 vạn cây/ha
  • Đối với vùng núi có thể trồng với mật độ dày hơn khoảng 2,5-3 vạn cây/ha
    • Trồng mới
  • Đào hố với kích thước 50x50x50, khi đào để riêng lớp đất mặt và đất ở tầng phía dưới
  • Lấp một ít đất mặt xuống đáy hố cao khoảng 25cm rồi đặt cây chè xuống, lấp đất
  • Cành chè gieo bằng hạt hay bằng cành ghép khi ra vườn phải đạt tiêu chuẩn mới được mang đi trồng. khi vận chuyển chú ý không làm vỡ bầu đất. dùng dao rạch bầu, đặt xuống hố, dùng đất nhỏ lấp xung quanh bầu chè, ấn chặt, lấp đất vừa kín mặt bầu.
  • Dùng rơm rạ tủ gốc giữ ẩm

Trồng dặm

Sau trồng 1 tháng tiến hành kiểm tra, nếu cây nào chết phải thay bằng cây bằng tuổi.

  1. Chăm sóc
    • Làm cỏ, phá váng
  • Thường xuyên kiểm tra thăm vườn, không để cỏ dại phát sinh
  • Sau mỗi trận mưa, chú ý phá váng tránh hiện tượng váng bề mặt làm đất dí chặt, bí, không khí không luân chuyển được
  • Bón phân và đốn chè ở các thời kỳ

Lượng phân sử dụng

Thời kỳ kiến thiết cơ bản

luong bon che 94d4c8fa418e4ddb84b6e80565316a3e master

Cách bón:

  • Đối với chè tuổi 1,2 : dùng cuốc, xẻng trộn đều phân, bón sâu 6 – 8 cm, cách gốc 25 – 30 cm sau đó lấp đất, bổ sung đủ ẩm.
  • Đối với chè tuổi 3: dùng cuốc, xẻng trộn đều phân, bón sâu 6 – 8 cm, cách gốc 30 – 40cm (do lúc này tán rộng hơn chè 1,2 tuổi), lấp kín.

Thời kỳ kinh doanh

  • Bón theo hình thức sinh trưởng và năng suất của đồi chè
  • Cây chè cho năng suất thấp thì bón ít, năng suất cao bón nhiều
  • Bón phân hữu cơ kết hợp cân đối các nguyên tố khoáng đa lượng (N, P, K), bổ sung các yếu tố trung và vi lượng cần thiết.
  • Bón đúng cách, đúng lúc, đúng đối tượng, bón lót, bón thúc kịp thời
  • Tùy điều kiện đất, khí hậu mà quy định lượng, tỷ lệ bón các loại phân thích hợp.

Lượng phân bón sử dụng

bon che thoi ky kinh doanh 9fd4e81be7454cabbc64ce84cda407d7 master

  • Tưới nước, giữ ẩm

Phương pháp tưới

  • Phương pháp tưới phổ biến là tưới rãnh: nước được dẫn vào từng rạch chè theo hệ thống kênh mương. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ được thực hiện ở những vùng đất thấp, có nguồn nước mặt rồi rào.
  • Phương pháp tưới sử dụng vòi phun: hệ thống tưới nước này gồm có bể nước, máy bơm, ống dẫn nước và vòi phun. Ở những nơi có điện thì sử dụng máy bơm điện, còn những nơi xa nguồn điện thì sử dụng động cơ xăng hoặc dầu
  • Sử dụng hệ thống tưới phun mưa rất thích hợp với cây chè, nước tuwois hiệu quả và tiết kiệm, nhưng chi phí đầu tư cao, cần có điều kiện tài chính.

Kỹ thuật tưới nước giữ ẩm

  • Tưới vào thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau và vào thời gian có hạn kéo dài hơn 15 ngày
  • Xác định thời điểm tưới nước

Độ ẩm đất thích hợp cho nương chè là 75 – 80%. Có thể dược vào kinh  nghiệm, quan sát thấy lớp đất mặt chyển màu sắc sang đậm  nhạt để tiến hành tưới nước kịp thời, tuyệt đối không để tình trạng cây thiếu nước quá dẫn đến biểu hiện héo

  • Sử dụng các phương tiện tưới nước tùy vào điều kiện cụ thể
  • Thường tưới nước kết hợp với bón phân thúc để tăng hiệu quar sử dụng phân bón
  • Lượng nước tưới tăng dần theo sản lượng búp thu hoạch được. tránh lãng phí nước, làm xói mòn hoặc gây váng bề mặt
  1. Đốn chè

Tác dụng:

  • Làm cây luôn ở trạng thái sinh trưởng  dinh dưỡng, hạn chế sự ra hoa, quả
  • Loại trừ các cành già yếu, sâu bệnh không còn khả năng phát sinh và nuôi dưỡng những cành búp non
  • Tăng đường kính tán chè, tăng mật độ cành, búp trên tán tạo cơ sở cho sản lượng búp cao
  • Đối với những nương chè già cỗi, đón nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ khung tá tăng cường sức sống cho cây
  • Tạo bộ khung tán ngang tầm người hái, nâng cao năng suất lao động
  • Tùy theo ý muốn chúng ta có thể đốn tạo hình cho cây chè
    • Đốn chè thời kỳ kiến thiết cơ bản

Đốn chè thời kỳ kiến thiết cơ bản nhằm tạo cho cây có bộ khung tán vững chắc, rộng, nhiều cành, hình dáng cân đối, nương chè mau khép tán, có khả năng cho năng suất cao và thời gian thu hoạch kéo dài

  • Mức đốn

Cây chè sau trồng 2 năm có chiều cao 65 – 70cm, đường kính gốc 1,0cm trở lên thì bắt đầu đốn lần 1

+ Đốn lần 1 (2 tuổi): thân chính cách mặt đất 13 – 15cm, đốn cành bên cách mặt đất 30 -35cm, giữ bộ lá

+ Đốn lần 2 (3 tuổi): thân chính cách mặt đất 30 -35cm, giữ bộ lá

+ Đốn lần 3 (4 tuổi): thân chính cách mặt đất 40 – 45cm, tán bằng hay mâm xôi tùy theo cách đốn bằng máy hay đốn cưa

  • Thời vụ đốn: đốn trước khi đốn chè sản xuất vào tháng 11 đến tháng 12 hằng năm.
  • Kỹ thuật đốn

Khi đốn vết đốn vát 45o, nhẵn, không dập nát, tán phẳng đều. Khi đốn lần 1 các cành xung quanh có vết đốn vát quay về tâm cây chè để cây phân tán đều. Đốn xong cần kiểm tra vết đốn, nếu chưa đảm bảo kỹ thuật, cần sửa lại cho đúng.

  • Đốn chè thời kỳ kinh doanh
  • Phá bỏ ưu thế sinh trưởng đỉnh của cây và kích thích các chồi ngủ, chồi nách mọc thành nhiều cành non mới.
  • Tạo bộ khung tán trẻ, khỏe, tăng diện tích bề mặt tán cho nhiều búp, vừa tầm hái, tăng năng suất lao động.
  • Làm cây trẻ lâu, hạn chế sự ra hoa, quả, kích thích sự sinh trưởng búp non, tăng mật độ búp và lương búp.

Thời vụ đốn chè

Thời vụ đốn tốt nhất là vào tháng 11 đến tháng 1 năm sau, khi cây chè ngừng sinnh trưởng. tập trung vào tháng 1, nên đốn sau các đợt sương muối từ 10 – 15 ngày.

Đốn khi trời râm mát hoặc mưa nhỏ là tốt nhất. Không đốn khi thời tiết nắng hanh sẽ gây khô đầu cành.

Ở vùng có độ ẩm tốt, chủ động tưới nước thì có thể áp dụng biện pháp đốn một phần diện tích vào tháng 4 – 5 sau đợt chè xuân để rải vụ thu hoạch.

Đốn chè. Ảnh: Hồng Vân

  • Các dạng đốn chè
  • Đốn phớt:

2 năm sau khi đốn tạo hình, mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 3 – 5cm, sau đó mỗi năm đốn cao thêm 2 – 3cm, khi vết đốn cuối cùng cao 70cm, hằng năm đốn cao thêm 1 – 2cm

  • Đốn lửng:

Những nương chè đốn phớt nhiều năm cao quá 90cm và chè bị sâu bệnh nhiều, búp chè nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 – 65cm, nếu năng suất còn khá nhưng cây quá cao thì đốn cách mặt đất 65 – 70cm.

  • Đốn đau:

 Những nương chè đã đốn lửng nhiều năm, cây phát triển kém, năng suất thấp, giảm rõ rệt thì đốn cách mặt đất 40 – 45cm. Trước khi đốn đau cần bón lót định kỳ theo quy trình. Sauk hi đốn, cần hái chè theo phương pháp nuôi tán, chỉ hái những búp chè cao hơn 60cm.

  • Đốn trẻ lại:

Những nương chè già cỗi, đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm thì có thể đốn trẻ lại cách mặt đất khoảng 10 – 12cm. Trước khi đốn phải bón phân chuồng, lân theo quy trình 1 năm.

Kỹ thuật Bón phân cho cây chè:

Cuốc lật tòan bộ diện tích; đào rạch giữa hai hàng chè sâu 20 đến 25 cm, rộng 25 đến 30 cm trước khi đốn chè, ép xanh cành lá chè đốn hoặc chất xanh khác kết hợp bón phân hữu cơ 30 -35tấn/ha. . - Kỹ thuật bón phân thúc: Hàng năm bón NPK theo tỷ lệ 3:1:1 với lượng phân 35N cho 1 tấn sản phẩm + 75kg MgSO4/ha. Số lần bón: 4 lần trong năm. Lần 1: Bón 30% NPK + 60% MgSO4 (Tháng 2) Lần 2: Bón 30% NPK + 40% MgSO4 (Tháng 5) Lần 3: Bón 25% NPK (Tháng 7) Lần 4: Bón 15% NPK (Tháng 9).

 

  1. Sâu bệnh hại chè

Phòng trừ sâu, bệnh hại chè bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường. Phải kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm để tập trung phòng trừ.

Các biện pháp phòng trừ cụ thể:
- Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh.

- Biện pháp sinh học sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái nương chè.
- Biện pháp hoá học: Không phun thuốc theo định kỳ. Phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi chè mới bị bệnh. Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 – 15 ngày mới được thu hái đọt chè.

5. Thu hoạch và chế biến chè

- Đối với chè tuổi 1: Từ tháng 10, hái bấm ngọn những cây chè cao 60 cm trở lên. - Đối với chè 2 tuổi: Hái đọt trên những cây to khoẻ và cách mặt đất 50 cm trở lên.

Sản phẩm chè khô. Ảnh Hồng Vân

Hái tạo hình sau khi đốn:

- Đối với chè đốn lần 1: Đợt hái đầu cách mặt đất 40 – 45 cm tạo thành mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc. Đợt 2 hái đọt chừa 2 lá và lá cá..

- Đối với chè đốn lần 2: Đợt hái đầu cao hơn đốn lần 1 từ 25 - 30 cm, các đợt hái sau chừa bình thường như ở chè đốn lần 1.

Hái chè kinh doanh:

a) Hái đọt và 2 – 3 lá non ( Xác định theo tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1053 -71-1054-71)

b) Thời vụ:

Vụ xuân (tháng 3-4): Hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những đọt vượt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.

Vụ hè thu (tháng 5-10) : Hái chừa 1 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những đọt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.

Vụ thu đông (tháng 11-12): tháng 11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá. 5.1.4.Hái chè trên nương đốn trẻ lại, đốn đau thì tiến hành như đối với chè kiến thiết cơ bản.

Bảo quản: Chè búp tươi thu xong phải để nơi râm mát, bỏ trong sọt không nén chặt, không đựng trong bao kín, không để héo, lẫn bẩn với vật lạ, tạp chất va đưa đến nơi chế biến không quá 10 tiếng.

 

Hồng Vân

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?