Chủ Nhật, 22/12/2024
Chào mừng bạn đến Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình 

Hướng dẫn kỹ thuật trồng dâu tằm hộ gia đình vùng núi

Thứ hai, 15/01/2024
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Ở nước ta, cây dâu có khả năng ra lá quanh năm, có thể hái 8-9 lứa để nuôi tằm, tạo việc làm cho nhiều người, tăng thu nhập thường xuyên cho gia đình, cho xã hội, cải thiện bộ mặt nông thôn.

Trồng dâu tận dụng được quỹ đất ven sông, suối, nơi hàng năm bị ngập, nếu trồng cây lương thực, hoa màu không ăn chắc. Vồn đầu tư không nhiều, vốn quay nhanh 8-9 lần/năm.

Dâu tằm, ảnh minh hoạ (nguồn internet)

1. Chọn đất

Cây dâu trồng tốt ở đất bãi ven sông, suối, đất vườn đổi, đất thung lũng, chân vàn cao, đất trồng màu kém hiệu quả.

Nên quy hoạch đất trồng dâu tập trung để tiện chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Mỗi gia đình trồng từ 2 sào Bắc Bộ trở lên.

2. Thời vụ trồng

Thời vụ chính đối với trồng dâu bằng hom vào tháng 12, tháng 1 dương lịch hàng năm, có thể trồng bổ sung vào vụ hè, khoảng tháng 5 dương lịch.

Đối với dâu trồng bằng cây (gieo từ hạt) thì trồng cuối tháng 3 đến cuối tháng 5 và tháng 9-11.

2. Chuẩn bị đất

Trồng theo hàng đồng mức đối với đất đồi, theo hướng nước chảy của sông, suối đối với đất ven sông, suối.

Trồng theo hàng: hàng cách hàng 1,2-1,3m rãnh sâu 40cm, rộng 40cm.

Trồng theo hố: kích thước hố 40 x 40 x 40cm (kích thước giữa 2 hàng: 1,2-1,3m).

3. Phân bón lót

Bón lót phân vào đáy rãnh, đáy hố. Lượng bón: 15- 20 tấn/ha phân hữu cơ hoai mục, lấp đất nhỏ đẩy bằng mặt.

4. Chọn giống dâu

Giống dâu tam bội số: 11, 28; dâu lai F1 VH9, VH13, dâu lai của Trung Quốc... cho năng suất cao, chịu hạn tốt.

. Dâu địa phương. Hà Bắc, Bầu Đen... thích hợp vùng đồi, núi, chịu hạn tốt, năng suất trung bình.

5. Chuẩn bị cây, hom giống và trồng

Chọn cây có đương kính gốc 0,4cm, từ 6-7 tháng tuổi trở lên, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh.

Chọn hom 1 năm tuổi có đường kính 1-1,2cm, chật hom dài 18-22cm, mỗi hom có ít nhất 3 mám ngủ. Phía trên và dưới hom đều chặt sát mắm,

Ở đất dốc, để tăng độ phí và chống xói mòn, giữa các hàng dâu trống cây họ đậu, cây che phủ như đậu mèo Thái Lan, cốt khí...

Cách trồng: Dâu cây trồng đứng, trồng bằng hom cắm xiên góc 60°.

6. Chăm sóc sau khi trồng

Sau khi trống nếu gặp mưa phải xới phá váng mặt đất để dâu trồng bằng hom nảy mầm.

Sau trồng 3 tháng, rễ dâu đã phát triển mạnh, cần bón thúc 2-3 kg urê/sào.

Sau khi trồng 6-7 tháng, bắt đầu hái lá nuôi tầm năm thứ 2, sản lượng đạt khoảng 80%; năm thứ 3 sản lượng ổn định.

Sau mỗi lứa hái, bón thúc theo tỷ lệ 5kg urê, 3kg lân, 3kg kali/sào/lần. Sau khi đốn, cần bón phân hữu cơ, lượng bón 15-20 tấn/ha.

7. Đốn dâu

Đốn dâu có 2 thời vụ:

Đốn đông vào tháng 12, tháng 1 dương lịch hàng năm để lấy lá nuôi tằm xuân muộn trở đi.

Đón hè vào đầu tháng 5, lấy lá nuôi tằm cuối vụ hè và vụ thu.

* Phương thức đón dâu:

Đốn sát gốc cách mặt đất 2-3cm, sau đốn vệ sinh đồng ruộng và bón thúc.

Đốn phớt cành vụ đông, kích thích cây nảy mầm sớm để nuôi tằm vụ xuân, sau đó đốn sát vào vụ hè.

Không đốn sát vụ hè đối với dâu trồng ven sông, suối hàng năm bị ngập, lụt.

8. Thu hoạch dâu

Thu hoạch dâu theo lứa tằm nuôi trong năm:

• Đối với dâu đốn vụ đông, vụ xuân thu hoạch 1 lửa, vụ hè 4-5 lứa chủ yếu hái lá. Cuối tháng 8 hai ngắt ngọn để thu hoạch 2 lứa vụ thu và đầu đông.

• Đối với dâu đốn vụ hè lưu động: hái 2 lứa (lửa đầu hái lá, lứa thứ 2 hái cả cành), sau đốn vào tháng 5, hái lá các lứa cuối hè và thu đông.

9. Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh: Cây dâu thường bị bệnh bạc thau vào vụ xuân; cháy lá, gỉ sắt, xoăn lá vụ hè.

Sâu: sâu hai dâu gồm có sâu đục thân, bọ gạo, sau cuốn lá, rệp, sâu róm, sâu đo xanh.

Biện pháp phòng trừ: hái lá kịp thời, vệ sinh đồng ruộng, bị hại nặng dùng Bi58 1/1000 (1 phần thuốc 1000 phần nước), hoặc Dipterex 1/500-1/1000 phun lên lá.

Lưu ý: Sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh hoặc bón phân đạm cho dâu sau 15 ngày mới được hái cho tằm ăn. Nếu tằm có hiện tượng bị ngộ độc (tằm ứa nước ra miệng, đầu lắc mạnh) phải bỏ dâu cũ, cho tằm ăn dâu khác, tươi ngon có phun thêm nước đường 6-10% (hơi ngọt).

Hải Quỳnh (t/h)

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?